pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

""

VÕ MIẾU – HAY CÒN GỌI VÕ THÁNH MIẾU

20:13:5816/09/2019

CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC LINH THIÊNG, TÔN NGHIÊM THỜ PHỤNG CÁC BẬC ANH HÙNG DÂN TỘC ĐẠI VÕ CÔNG, CÁC VỊ VÕ TƯỚNG, TIẾN SĨ VÕ, DANH NHÂN VÕ HỌC CÓ CÔNG TO LỚN ĐÁNH ĐUỔI NGOẠI XÂM, BẢO AN ĐẤT NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

VÕ MIẾU – HAY CÒN GỌI VÕ THÁNH MIẾU

      CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC LINH THIÊNG, TÔN NGHIÊM THỜ PHỤNG CÁC BẬC ANH HÙNG DÂN TỘC ĐẠI VÕ CÔNG, CÁC VỊ VÕ TƯỚNG, TIẾN SĨ VÕ, DANH NHÂN VÕ HỌC CÓ CÔNG TO LỚN ĐÁNH ĐUỔI NGOẠI XÂM, BẢO AN ĐẤT NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

      Theo các sử tịch và di chỉ khảo cổ học: Ngoài vị thế của một Kinh thành nguy nga tráng lệ, khởi đầu từ thời Đại La (vào khoảng thế kỷ thứ VIII – IX) vùng đất Hà Nội xưa còn là trung tâm Văn hóa, Võ học đồ sộ, là nơi sãn sinh nhiều bậc Đế Vương, anh hùng hào kiệt Văn – Võ song toàn, nên cùng với ngôi Văn Miếu các bậc tiền nhân đã cho xây dựng công trình kiến trúc rộng lớn, uy nghi, bề thế nằm trong quần thể kiến trúc của Kinh thành Thăng Long (gồm 3 gian liền kề nhau).

      Công trình được chính thức xây dựng từ dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh (khoảng năm 1740). Nhưng có lẽ do chiến tranh loạn lạc và nhiều lý do khác nên sau đó tòa Võ Miếu không được bảo tồn, tôn tạo để hoang phế nên trong dân gian có câu:

                             Ai về Hà Nội nhớ chăng ai

                             Võ Miếu năm xưa lạnh dấu hài...

      Căn cứ vào những bức ảnh của người Pháp chụp năm 1873 (hướng nhìn từ cửa Đông) Musee Guimet, Gsell (Citadelle: Vue Panoramique Depuis La Porteest 1873) xác định vị trí tòa Võ Miếu xưa tọa lạc gần khu vực tòa Đoan Môn còn hiện hữu (nhìn từ hướng đường Hoàng Diệu hiện nay). Theo cấu trúc không gian nhìn từ các bức ảnh, tòa Võ Miếu được chia thành 3 gian sát nhau, gian giữa bề ngang rộng lớn nhất, mái bằng, gian bên phải nhỏ nhất, trên đỉnh xây theo hình tháp, gian còn lại lợp mái theo hình chóp trông rất uy nghi, trang trọng, bề thế.

      Theo sách “Lược sử Việt Nam”: Ngày 25/4/1882 quân Pháp đồng loại tấn công Thành Hà Nội và bị quân dân Hà Nội chặn đánh khắp nơi gây cho địch nhiều tổn thất. Tổng Đốc Hoàng Diệu đã trực tiếp chỉ huy các tướng sĩ xông lên mặt Thành để chiến đấu quyết liệt với giặc. Đồng thời đông đảo nhân dân mang khí giới cùng tham gia giết giặc. Hàng ngàn dân quân vũ trang Giáo, Mác, Dao, Kiếm, gậy gộc do Cử nhân Võ Nguyễn Đồng đốc xuất, nhưng chưa vào đến nơi thì kho thuốc súng trong Thành đã bốc nổ, quân ta bắt đầu hoang mang, tan rã. Khi thấy Thành bị phá, tình thế nguy cấp không thể duy trì cuộc chiến đấu được nữa, Tổng Đốc Hoàng Diệu quay về Dinh mặc Triều phục vào Hành cung bái vọng rồi vào Võ Miếu tự tử.

      Như vậy, Võ Miếu Hà Nội tọa lạc trong khuôn viên Thành Hà Nội và vẫn còn tồn tại cho đến khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Hà Nội. Mong sao các Bộ Ngành chức năng và Lãnh đạo TP. Hà Nội sớm quan tâm phục dựng lại để cùng ngôi Văn Miếu Quốc Tử giám tạo nên quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn thiêng liêng của Thủ Đô ngàn năm Văn hiến, tái hiện hoàn chỉnh truyền thống “Sáng ngời Văn học, lẫy lừng Võ công” để vừa làm nơi thờ tự, tôn vinh, tri ân Tiên Tổ về Võ học có công lao to lớn, chiến công hiển hách đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc trước đây. Vừa gìn giữ, trưng bày, triển lãm các tư liệu, hiện vật, bia Tiến sĩ Võ học, các loại Binh khí cổ, bài Thiệu cổ, sách sử về Binh pháp, Võ Trận, Võ Kinh, Võ Cử, Võ Nhạc, Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo...v...v. Tổ chức tái hiện các sự kiện, lễ nghi về Võ Dân tộc để nhân dân cả nước và du khách bốn phương chiêm ngưỡng, hiểu biết thấu đáo nước ta có nền Võ học uyên bác, oai hùng, lâu đời không thua kém nền Võ học của Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. Thông qua đó, giáo dục tinh thần yêu nước thương nòi, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn, Tổ tiên Dân tộc, nhất là thế hệ trẻ, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền non sông, đất nước (CÒN TIẾP)

PHẠM PHONG

picture

TS. Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm ban QT

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture