pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

CẢM NHẬN VỀ VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

13:49:4725/11/2020

Lịch sử hình thành và phát triển của toàn bộ nền Võ học Việt Nam luôn hòa quyện và gắn liền với Lịch sử dựng nước, giữ nước đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Là một nền tảng cực kỳ quan trọng, thiết yếu góp phần hun đúc, tạo lập nên nền Văn hóa Quốc gia.

Nền Võ học nói chung và Võ cổ truyền dân tộc nói riêng có rất nhiều khái niệm, rất nhiều nội dung phong phú, đa dạng nên dễ làm người ta nhầm lẫn. Do thời gian lưu truyền quá lâu mà nhiều điều chân chính của nền Võ học đến nay đã bị mai một hay bị hiểu sai lệch dẫn đến thay đổi, phá bỏ. Do đó, việc đầu tiên khi lần lại giá trị của Võ học chính là bắt đầu từ các khái niệm như: Võ đạo, Võ lễ, Võ lý, Võ kinh, Võ trận, Võ cử, Võ thuật, Võ y ... nhiều người hiện nay đều không mấy am hiểu một cách đầy đủ về nó và nhìn võ cổ truyền bằng con mắt của thực dụng và đơn thuần chỉ biểu diễn quyền thuật, binh khí chứ không đứng trên quan điểm triết học và nền tảng văn hóa để phân tích và đánh giá võ cổ truyền một cách khách quan và biện chứng. Bên cạnh đó, một bộ phận những người hoạt động trong giới võ cổ truyền cũng xuất hiện hiện tượng bị tha hóa, cơ hội, bè phái làm biến dạng võ cổ truyền, khiến cho uy tín của võ cổ truyền ngày càng bị suy giảm. Tâm võ đã bị khuấy động bởi sóng đời cuồn cuộn, Võ đạo, Võ lễ ngày càng bị mây đen che phủ, nên việc lấy lại thanh danh cho võ cổ truyền là một nhiệm vụ rất khó khăn. Trong thời buổi hiện nay là lúc mà võ cổ truyền đang rơi vào vùng xoáy của sự khủng hoảng, sự thiếu hụt những người “Chỉ huy” mẫu mực, dám hy sinh quyền lợi cá nhân để toàn tâm phụng sự võ nghiệp. Sự khủng hoảng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Bên cạnh các bậc võ sư tâm huyết cả đời tận tụy cống hiến và sống chết với võ cổ truyền thì ngược lại có những người mạo danh và lợi dụng võ cổ truyền để trục lợi cá nhân và lợi ích nhóm. Võ cổ truyền qua thời gian đã không giữ được cái chất oai phong lẫm liệt, thâm hậu, đạo hạnh vốn có và những bí kiếp võ công thượng thừa, cao diệu cũng đã biến mất khiến cho công tác nghiên cứu, đúc kết, biên khảo, truyền dạy và quảng bá gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù võ cổ truyền dần dần đi vào quần chúng nhân dân, tổ chức nhiều giải… nhưng đó chỉ là sự phát triển về lượng chứ chưa có bước tiến căn bản, chuẩn mực, vững chắc để tạo sự phát triển về chất.

Võ cổ truyền hiện tại đang xuất hiện hai khuynh hướng: Một là: khuynh hướng biến võ cổ truyền thành võ tổng hợp xa lạ dưới dạng “Võ múa” và “Võ thể thao” mất phần lớn sự tinh túy, hồn cốt, thần thái cao đẹp, uyên bác, oai hùng vốn có hàng ngàn đời của võ Việt. Hai là: khuynh hướng “đưa thương mại hóa, hành chính hóa vào trong một số hoạt động quan trọng của võ cổ truyền” thay vì chú trọng nâng đỡ các vị võ sư nghèo, các tài năng võ sĩ nghèo. Tập trung công tác nghiên cứu, bảo tồn, đúc kết, tôn vinh, tập hợp các bài võ chính thống của tiền nhân để xây dựng lộ trình sớm thống nhất võ Việt Nam trên phạm vi toàn quốc (giống như các nước đã làm thành công). Vì sao đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày đất nước thống nhất mà võ cổ truyền vẫn chưa thống nhất ?.

Nhìn lại một thời gian dài vừa qua của võ cổ truyền, chúng ta thấy rằng sự hạn chế của nó không phải đến từ bản thân võ cổ truyền mà đến từ những con người không có tâm, không có tầm, hám tiền, hám danh không am hiểu về lịch sử, truyền thống Võ học dân tộc gây nên. Việc tự ý đổi màu đai đã gây ra sự xáo trộn vô cùng lớn và đi ngược lại hệ thống đai theo nguyên lý Ngũ hành tương sinh của võ cổ truyền. Nó còn tạo ra một gánh nặng về tài chính cho toàn bộ làng võ cổ truyền Việt Nam. Hàng loạt các đẳng cấp vô lý được đẻ ra, mỗi cấp đẳng, cấp đai lại là con số nhân về tài chính đè lên vai người yêu võ nghèo khổ (nhiều người chân chính, yêu võ nhưng nghèo khó không đủ tiền nộp nên đành bỏ võ (mai danh ẩn tích) hoặc rút lui về nhà truyền dạy cho con cháu, làng xóm).

Điều nguy hại không những trước mắt mà sẽ rất lâu dài cho tương lai võ Việt và các thế hệ trẻ nhiều đời sau này: nạn bằng cấp rởm sẽ ra đời các võ sư rởm. Họ rất yếu kém về chuyên môn thì sẽ truyền dạy gì cho lớp trẻ ? Và cuối cùng võ cổ truyền sẽ đi về đâu, hệ lụy của nó sẽ như thế nào?

Việc tùy tiện thay đổi chỉnh sửa loạn xạ, ban hành quá nhiều quy định chồng chéo. Để hiện thực hóa sự lạm quyền, những văn bản mang tính độc tôn nhằm bóp chết các hoạt động của các tổ chức khác đang hoạt động. Tuy nhiên, những văn bản đó là vô lý và vô căn cứ, nó đã bị xã hội lên án, bị các bậc danh sư lên tiếng... và Lãnh đạo các Ngành chức năng “thổi còi”…

Nhưng bù lại, niềm hạnh phúc, hy vọng hiện nay là các cấp Lãnh đạo đã bắt đầu thấy và nhận biết sự thật về những gì đã và đang diễn ra đối với võ cổ truyền dân tộc. Nhiều tổ chức, cá nhân người trong cuộc, người yêu quý võ cổ truyền Việt Nam và dư luận XH đồng thanh chỉ rõ, chỉ thẳng những việc làm và lời nói sai trái nguy hại đến danh dự, sự tồn vong của võ Việt.

Một điều cũng cần khách quan nhìn nhận: Ngoài kia bao sự đổi thay và tiêu cực đang hủy hoại những tinh hoa và giá trị của võ cổ truyền bao nhiêu thì chúng tôi theo dõi thấy Viện Võ học Việt Nam càng âm thầm gắng sức, dành hết thời gian để nghiên cứu, bảo tồn, tôn vinh, phát triển và quảng bá những giá trị về lịch sử, truyền thống của Võ học Việt Nam.

Kế thừa, gìn giữ, bổ sung và phát triển nền Võ học của dân tộc Việt Nam đó chính là hành trình đi tìm lại chính mình và khẳng định sự tôn nghiêm, chuẩn mực của văn hóa và con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế, trước các nền Võ học khác của thế giới.

Mong sao các thế hệ hậu bối hãy nâng cao nhận thức tôn nghiêm, giữ gìn bản sắc và hành động vì sự trường tồn của võ cổ truyền dân tộc. Mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh riêng của mình, hãy nắm lấy sứ mệnh đó và gắn nó với sứ mệnh chung của cả dân tộc. Nếu để mất đi những giá trị tôn nghiêm và chuẩn mực của võ cổ truyền chân chính cũng chính là mất đi một phần cực kỳ quan yếu của nền Văn hóa Dân tộc và đồng nghĩa mất đi một Di sản thiêng liêng, một sức mạnh quật cường mà các đội quân xâm lược đã từng khiếp sợ…

Tác giả: Ngô Đỗ Trường Long

(tên hiệu Đường Long)

 -----------------------------------------------------------------------------

Chúng tôi rất đồng tình với bài viết này. Đây là sự thật đau lòng đã và đang diễn ra trong lĩnh vực võ dân tộc mà ai ai cũng đều biết (Sao Bộ Ngành quản lý không biết?).

Rất đáng tiếc một số người làm quản lý về Võ đã không thu phục mọi người có tâm huyết trong giới võ để chung sức, đồng lòng bảo tồn, truyền dạy, tôn vinh, phát triển nền Võ học của đất nước lưu lại muôn đời sau mà lại kết bè nhóm, gây chia rẽ, gạt bỏ người tài giỏi võ, đặt ra nhiều quy định trái pháp luật nhằm loại bỏ, phá hoại, đồng hóa võ VN với các môn võ ngoại... Họ manh tâm cản phá, bôi nhọ các tổ chức chân chính, người chân chính dám vạch trần những việc làm sai trái, bỉ ổi của chúng.

Mới đây họ thấy Viện Võ học Việt Nam làm được nhiều việc ích lợi cho đất nước, thiết thực cho Võ học dân tộc thì chúng lại tung tin xuyên tạc bậy bạ cho rằng: Bằng cấp của Viện Võ học Việt Nam không có giá trị, không bằng Bằng chứng nhận để lung lạc những người thiếu hiểu biết...

Chúng tôi buộc phải nói rõ để làm sáng tỏ giúp mọi người không bị mắc mưu của chúng. BẰNG CỦA VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM LÀ BẰNG VÕ SƯ - GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIẢNG DẠY VÕ HỌC VIỆT NAM (Bao gồm giảng dạy về Lịch sử, tinh hoa Võ học gắn liền với Lịch sử Văn hóa dân tộc, là khoa học giáo dục về Võ học, dạy về Võ lý, Võ lễ, Võ Đạo, Võ kinh, Võ trận, Võ cử, Võ thuật, Võ y, Võ nhạc ...v...v. Chứ không phải BẰNG CHỨNG NHẬN VÕ THUẬT (Vì Võ thuật chỉ là một nội dung nhỏ nằm trong hệ thống Võ học uyên bác, oai hùng, lâu đời của đất nước). Còn danh từ BẰNG CHỨNG NHẬN là một từ ngữ mập mờ, lừa dối những người không biết về pháp luật (Bằng nhưng không phải bằng, giấy chứng nhận cũng không phải GCN) hoàn toàn không có trong quy định về Bằng cấp của Nhà nước. Ngoài ra, họ còn đi mua chuộc, hù dọa, bôi nhọ một số CB của Viện đang hy sinh cả tiền bạc, dành hết thời gian, tâm huyết để phụng sự cho nền Võ học của Tổ tiên, dân tộc.

Trong những năm qua chúng tôi rất mong muốn gắn kết với nhau để cùng nhau xây dựng võ của đất nước hùng mạnh, tốt đẹp không bị các môn võ khác đè ép ngay trên đất nước mình. Nhưng càng nhân nhượng thì họ càng lấn tới dùng nhiều thủ đoạn đê hèn phá hoại tiến trình sớm thống nhất Võ Việt Nam.

VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture