pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

CHUYỆN LẠ VIỆT NAM: 19 VÕ SƯ TRONG MỘT GIA TỘC

14:58:4317/11/2020

Đó là gia tộc của Võ sư, lương y, lương dược Nguyễn Sơn Đông (hiện ở tại 109/1 Phạm Văn Đồng, tổ 15, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Hiếm có một gia tộc nào trên dải đất hình chữ S lại đóng góp tới 19 võ sư danh tiếng cho nền Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

Võ sư “con nhà nòi”    
          Xuân Canh Tý 2020, võ sư Nguyễn Sơn Đông, lấy tên võ đường Hàm Hữu Đông vừa bước sang tuổi 59. Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ thuật ở miền đất võ Bình Định. Gia tộc của anh có người đã từng làm thầy dạy võ, thuộc hàng tướng lĩnh dưới triều đại nhà Tây Sơn- Nguyễn Huệ. Bởi vậy, trường phái võ thuật của gia tộc anh được đặt tên: Việt Nam- Tây Sơn võ thuật đạo.
Võ sư Nguyễn Sơn Đông hướng dẫn võ sinh tập luyện
          Trong đơn đề nghị của Võ sư Nguyễn Sơn Đông đang gửi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam- Vietkings đề nghị công nhận gia tộc của anh có nhiều võ sư nhất nước, với 19 thành viên, chỉ tính riêng trong 3 đời. Đời thứ nhất, cha của anh là cố võ sư Nguyễn Tựu ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Bác ruột là cố võ sư Nguyễn Kính, còn gọi Hương Kiểm Kính, đã đào tạo ra nhiều võ sư danh tiếng trong cả nước, như cố võ sư: Phi Long Chánh,  Phi Long Thảo, Phi Long Sanh; võ sư Phi Long, Đồng Phó…
           Nhưng có lẽ người nổi bật nhất trong gia tộc của võ sư Nguyễn Sơn Đông, đó là cậu ruột, cố võ sư Cửu Thuần, quan Ngự y, Cửu phẩm dưới thời triều đình nhà Nguyễn tại kinh đố Huế. Người đã đào tạo ra nhiều võ sư, huấn luyện viên xuất sắc trong nền võ học Việt Nam…
Đời thứ hai, trong gia đình anh Nguyễn Sơn Đông có 12 anh chị em ruột thì đã có 5 người là võ sư. Đó là cố võ sư Nguyễn Hữu Nghĩa, lấy tên võ đường Hàm Hữu Nghĩa ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; cố võ sư Nguyễn Văn Xong, võ đường Hàm Hữu Trí, TP.Pleiku, Gia Lai; võ sư Nguyễn Hữu Tài; võ sư Nguyễn Văn Chưa. 
Võ sư Nguyễn Sơn Đông cùng các môn đệ
          “Hổ phụ sinh hổ tử”, đời thứ ba của gia tộc anh Nguyễn Sơn Đông tiếp tục đóng góp cho “ngôi nhà” võ thuật cổ truyền Việt Nam thêm những võ sư danh tiếng. Đó là cháu ruột, võ sư Nguyễn Hữu Trọng, Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Hữu Vịnh (ở huyện Tuy Phước, Bình Định)…
Sinh ra, lớn lên trong một gia tộc giàu truyền thống võ thuật như vậy, thế nên từ năm lên 8 tuổi, Nguyễn Sơn Đông đã được ông, cha, bác, cậu… chỉ dạy những tinh hoa về quyền, roi, đao, kiếm, thương, kích… trong thập bát ban võ nghệ. Lớn hơn chút nữa, Nguyễn Sơn Đông theo gia đình lên lập nghiệp, làm ăn, sinh sống tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho đến tận bây giờ.
Võ sư Nguyễn Sơn Đông
          Thời còn là võ sĩ, Nguyễn Sơn Đông thường xuyên theo người thân trong gia đình, lăn lộn thi đấu khắp các sàn đài của các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Bởi vậy, anh được giới võ sư, võ sĩ đặt cho biệt danh… hùm xám của Tây Nguyên.
Vào cuối năm 1983, khi đã chuyển sang làm công tác huấn luyện, Sơn Đông thượng đài lần cuối thi đấu với đồng nghiệp là huấn luyện viên Lâm Thành Tân đến từ Bình Định tại Sân vận động Pleiku. Kết quả, anh đã hạ knock out đối thủ ở 1 phút 30 giây của hiệp 2.
          Cũng ở giải đấu này, người hâm mộ võ thuật tại Gia Lai thực sự mãn nhãn khi được chứng kiến trận thư hùng, kinh điển, bất phân thắng bại giữa 2 cố võ sư huyền thoại, danh bất hư truyền trong làng võ Việt Nam, giữa một bên là hùm xám miền Trung, Hà Trọng Sơn so găng với hùm xám miền Nam là võ sư Huỳnh Tiền.
        Võ sư Nguyễn Sơn Đông nhớ lại: “Thi đấu võ đài thời đó và bây giờ có nhiều điểm khác xa nhau. Trước đây, các võ sĩ thượng đài chỉ có đeo mỗi đôi găng tay, không có giáp, mũ, trong khi đó cùi chỏ và đầu gối thì được sử dụng vô tư. Bởi vậy, hầu như trận đấu nào thời đó, máu cũng đổ trên sàn đài khá nhiều, thậm chí có người bị bỏ mạng ngay trên võ đài”.
          Khi chuyển sang làm công tác huấn luyện, trong suốt khoảng thời gian 40 năm qua, võ sư Nguyễn Sơn Đông đã đào tạo ra nhiều võ sinh, võ sĩ. Trong số đó có những võ sĩ nổi tiếng, như Hàm Hữu Tâm, Hàm Hữu Nam, Hàm Hữu Thơm…
          Nói về đồng môn của mình, Đại Võ sư Lê Ngọc Có- Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Gia Lai, cho biết: “Tôi biết Nguyễn Sơn Đông từ khi anh ấy còn là một chàng trai trẻ. Thời võ sĩ, Đông thi đấu nhiệt tình, máu lửa, lì lợi, nhiều lần đại diện cho Gia Lai đi thi đấu với các võ sĩ trong khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Những trận đấu của Nguyễn Sơn Đông, thắng thua đều có, nhưng điều tôi quý nhất ở anh, được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đam mê võ thuật. Hiếm có một gia đình, gia tộc nào có nhiều võ sư như vậy”.
          Võ sư trấn giữ biên ải
          Gần 30 năm về trước, lúc mới chân ướt chân ráo lên nhận công tác tại thành phố Pleiku, tôi biết anh Nguyễn Sơn Đông từ đó, vì cả hai cùng sinh hoạt trong Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh. Biết nhau đã lâu, nhưng hiểu nhau thì chưa nhiều, bởi một thời gian ngắn sau, anh thường xuyên đi công tác biền biệt tận biên giới. Và hiện nay Nguyễn Sơn Đông là nhân viên của tổ công tác chống buôn lậu, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y- thuộc Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum.
 
 Võ sư Nguyễn Sơn Đông (phải) cùng "thần cước" Nguyễn Thanh Tùng (giữa)
          Chia sẻ với chúng tôi, võ sư, lương y, lương dược Nguyễn Sơn Đông- Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn- Truyền bá võ học dân tộc, cho biết: “Trong những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, trên địa bàn biên giới 2 tỉnh Gia Lai- Kon Tum, tình trạng buôn lậu thuốc lá và một số mặt hàng khác diễn ra khá căng thẳng, ác liệt. Thời đó, công cụ hỗ trợ của các lực lượng chức năng rất sơ sài, chủ yếu là dùng tay chân để trấn áp gian thương. Bởi vậy, thỉnh thoảng bên hải quan họ mời tôi sang làm công tác huấn luyện võ thuật tự vệ tay không và binh khí. Đây chính là mối lương duyên để tôi chuyển sang nhận công tác tại Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum”.
 Võ sư Nguyễn Sơn Đông trong đồng phục nhân viên ngành hải quan
          Vì hám lợi thông qua hoạt động buôn lậu phi pháp, nên kẻ gian thương thường rất liều lĩnh, sẵn sàng chống trả quyết liệt, thậm chí không ngại dùng mọi cách để hành hung người thi hành công vụ. Thế nên, nhân viên hải quan là một võ sư, có nhiều điều hay. Anh Đông kể: “Năm 1996, trong một lần cùng các đồng nghiệp chặn bắt xe của kẻ buôn lậu thuốc lá trên địa bàn huyện Ia Grai. Ngay lập tức 2 kẻ này dùng mã tấu và gậy gộc tấn công anh em hải quan. Nhờ biết võ, sau một hồi né tránh, phản công, chúng tôi đã khống chế được họ, đưa về cơ quan để xử lý theo đúng qui định của pháp luật”.
  
          Nhận xét về anh Nguyễn Sơn Đồng, ông Hà Thái Long- Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum, đánh giá: “Nhờ giỏi võ nghệ nên Nguyễn Sơn Đông đã hỗ trợ cho ngành hải quan khá nhiều trong việc chống lại nạn buôn lậu trên địa bàn biên giới Gia Lai- Kon Tum vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, dù đã sắp nghỉ hưu theo chế độ, nhưng sức khỏe của anh ấy vẫn còn tốt, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”.
          Chưa biết, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam- Vietkings có công nhận gia tộc anh Nguyễn Sơn Đồng có nhiều võ sư nhất nước hay không, nhưng với việc có tới 19 võ sư “con nhà nòi”, thì đây là một gia tộc rất đáng được tôn vinh, ghi nhận.
           
 Theo báo Online thethaohcm.vn Bài, ảnh: Minh Vỹ
picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture