pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VÕ LỄ Ở NƯỚC TA

09:49:4916/01/2019

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VÕ LỄ NƯỚC TA

 

GIÁO DỤC VÕ LỄ - NỘI DUNG CỰC KỲ QUAN YẾU QUYẾT ĐỊNH NHÂN CÁCH CON NHÀ VÕ, GÓP PHẦN KIẾN TẠO CON NGƯỜI: “NHÂN - NGHĨA - LỄ - TRÍ – TÍN”

(TRÍCH DẪN TRONG SÁCH LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM – XB NĂM 2012)

     Theo luận thuyết Lễ giáo của các bậc thánh hiền, một trong những phẩm hạnh cao quí nhất để hình thành nên nhân cách sống và tư chất của con người nói chung: ĐÓ LÀ LỄ. Lễ vừa là phẩm giá, lễ nghi nhân bản, vừa là thể chế chính trị và qui phạm văn hóa đạo đức, mang thuần chuẩn đạo lý truyền thống của mỗi Quốc gia và đóng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội. Ngoài ra, Lễ còn được coi là một trong những phương cách giúp con người tự tu chỉnh, rèn dũa khép mình vào Lễ giáo và ngày càng nâng cao, hoàn thiện về  nhân phẩm, nghĩa khí, trí huệ... Hay còn gọi là “NHÂN – NGHĨA – LỄ – TRÍ – TÍN”.

     Trước đây các bậc minh quân luôn đề cao chữ Lễ và tự răn mình:“Bề trên trọng Lễ, thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng Nghĩa, thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng Tín, thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng”. Vì thế cho nên:“Cai trị dân mà chỉ dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép, mà chỉ dùng hình phạt, thì dân có thể tránh được tội lỗi, nhưng không biết liêm sỉ. Còn nếu cai trị dân mà dùng cả đạo đức, đưa dân vào khuôn phép, mà dùng cả Lễ, thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng qui phục.

      Chớ xem điều trái Lễ, chớ nghe điều trái Lễ, chớ nói điều trái Lễ, chớ làm điều trái Lễ. Một ngày mọi người biết chuyển mình theo Lễ, thì thiên hạ sẽ quay về Nhân vậy”.

     Như vậy Nhân và Lễ là hai mặt của một vấn đề. Nhân là chuẩn để qui định Lễ, Lễ là phương tiện hữu dụng để thực hiện Nhân (Nhân là nội dung, còn Lễ là hình thức biểu hiện). Nhân và Lễ là hai phạm trù cơ bản xuyên suốt, tương hỗ lẫn nhau, gắn kết mật thiết và theo trọn cả đời người, thậm chí sau khi chết vẫn còn người đời nhắc đến (cả sự lễ phép, lịch lãm, đức độ lẫn sự vô lễ, thô lỗ, độc ác). 

     Do tính chất cao quí, “vi diệu” của Lễ như vậy, nên nhiều nước phương Đông đã gia công thiết kế, xây dựng, hình thành cả bộ “Thuyết Lễ”, “Kinh Lễ” hết sức đồ sộ, xuyên suốt từ cổ chí kim, từ trong Cung Đình, lễ nghi triều chính, đến việc hành xử, phép nước, lệ dân, ma chay, cưới hỏi, coi tướng, xem quẻ việc gì cũng có, lên đến hàng trăm quyển.

     Trong Kinh Dịch còn nâng cao thành “Lễ Ký”, “Thiên Lễ vận”, coi chữ Lễ là khởi nguyên của chữ Nhân, là giềng móng của thiện – ác. Có những nước đưa việc học (nghề) Lễ lên vị trí hàng đầu, trong toàn bộ chương trình truyền dạy lục nghệ thiết thân (6 nghề) cho các quan lộc Triều Đình, tầng lớp quí tộc và các môn đệ kiên trung, rường cột của đất nước, gồm: Lễ, Nhạc, Xạ (bắn Cung), Ngự (đánh xe), Thư (viết chữ), Số (tính toán) để làm mực thước răn dạy, giáo dục con người ngay từ tuổi niên thiếu cho đến lúc xế chiều.

     Một số chủ thuyết cổ xưa còn cổ súy cả việc lấy “Đức trị”, “Lễ trị” để định kế sách, an dân bền vững và trị vì thiên hạ lâu dài, nhất là trong những giai đoạn đất nước bị suy vong đạo lý, nền giáo dục, lễ giáo suy vi, đảo lộn, lòng người biến loạn, vơi cạn niềm tin nơi chính thể.

     Ở nước ta, việc học Lễ còn quan trọng, thiết yếu hơn cả việc học văn nữa, nên trong giáo dục học đường có câu: “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của nhân loại, cũng đã đặc biệt nhấn mạnh và luôn nhắc nhở những người Cán bộ, Công chức phải luôn kính trọng, lễ phép với nhân dân. Vui, nên vui sau dân, khổ nên khổ trước dân, không quan liêu, hách dịch, ức hiếp nhân dân.

      Chuyển sang phạm trù Võ học, một lĩnh vực ngoài các thuộc tính chung, còn liên quan trực tiếp đến Thần lực, Tâm lực, Trí lực, Khí lực, Năng lực và sự an toàn lẫn nguy hại đến sức khỏe, tính mệnh của con người, thì chữ Lễ còn có những tiêu thức, qui chuẩn sâu sắc, cao rộng, quý giá hơn. Ngoài việc đóng giữ “sứ mệnh” dẫn dắt, giáo huấn người dạy võ và người học võ luôn đi theo con đường “Hành võ, cứu người, giúp đời”, đồng thời phải nhất tâm xa lánh “bản ngã” kiêu căng, tự phụ, coi “Trời bằng vung” hoặc “tự cho mình là bá chủ võ lâm”, dùng võ vào mục đích thất Nhân, thất Đức, thất Nghĩa, thất Lễ, thất Trí, thất Tín.

     Võ Lễ còn đóng giữ vai trò ngăn chặn hiệu nghiệm ngay từ đầu các mầm móng, hiểm họa khó lường của những kẻ “vô lễ”, “vô đạo” luôn thủ sẵn trong mình những ngón đòn độc hiểm, những thế võ “giết người”, để sẵn sàng ra tay hãm hại, hiếp đáp, bắt nạt những người thế cô, sức yếu hoặc sử dụng võ, nhất là những bí quyết “tầm kinh điểm huyệt”, như một công cụ để làm điều bất Nhân, bất Nghĩa.

     Trong thực tế, có một số người rất tài giỏi võ công, nhưng không được giáo huấn và tu tập VÕ LỄ, VÕ ĐẠO đến nơi, đến chốn, nên đã lạc sang phường “võ tặc” kết bè, kết cánh để đi cướp giật, đâm thuê, chém mướn, phá làng, phá xóm, triệt phá các môn phái khác hoặc phỉ báng, chia tách đồng môn (tranh đoạt Chưởng môn), nuôi mộng “bá chủ đồ vương”, tự cho mình là “đệ nhất thiên hạ”, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, làm hoen ố thanh danh cao cả của con nhà võ, hạ thấp các giá trị thiêng liêng, truyền thống võ Lễ, võ Đạo tốt đẹp của nền Võ học Việt Nam.

     Có những người học thầy rồi vô lễ với thầy, phản thầy, phản cả tông môn, đồng đệ, thậm chí lập phe cánh tranh giành vị thế, ngôi vị trong môn phái, sẵn sàng thanh trừ lẫn nhau, có thái độ kiêu căng, hống hách, vô lễ với người cao niên, hiếp đáp người thế cô, sức yếu, sàm sỡ với phụ nữ. Nếu có ai đó chống lại, thì lập tức dùng những ngón võ đã học, sẵn sàng xuất thủ ngay.

     Chính vì sự tác hại vô cùng lớn lao và luôn tiềm ẩn những bất trắc khó lường đó, nên ngay từ khi VCT dân tộc mới định hình, Tổ tiên và các nhà nghiên cứu, hoạt động Võ học tiền bối đã đặc biệt chú trọng đến võ Lễ, đưa nội dung giáo huấn võ Lễ vào ngôi thứ 2 (sau võ Lý). Ra sức nghiên cứu, kế thừa, bổ sung, xây dựng nội dung võ Lễ thành một thuyết lý cơ bản, xuyên suốt, khai đề, mở lối, dẫn đường cho toàn bộ các qui phạm về định chuẩn, định luật, định hướng nhằm đạt đến sự hoàn mỹ và cao đạo, uyên bác của Võ học, giúp con nhà võ đạt đến năng hiệu Ngũ thường: “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” một cách đầy đủ và hoàn hảo. Trong đó lấy Lễ làm trung tâm điểm để soi rọi tư chất, phẩm giá, trí huệ, tâm đạo, hành động thực tiễn và luôn hiện hữu trong mỗi người học võ và hành võ từ lúc nhập môn đến khi sắp giã từ cõi thế.

     Vì vậy, nên tiêu chí đầu tiên của người môn sinh, trước khi bước vào học võ là phải trải qua một thời gian kiên nhẫn học Lễ, học cách ứng xử, giao tiếp, đi đứng, xưng hô…

     một số nước phương Đông, còn quan sát cả đức tính làm người, từ hành vi ngôn ngữ, đối nhân xử thế đến việc xem xét hình dáng của khuôn mặt, đặc điểm của cơ thể, màu sắc của nước da, đặc tính của mục quang, phong thái đi, đứng, nằm, ngồi, cười, nói, ăn, ngủ… theo phương pháp qui nạp và diễn dịch của nhân tướng học.

     Việc học Lễ được coi như một nội dung bắt buộc quan trọng, mở đầu cho phần nhập môn (thời gian học Lễ ngắn hay dài tùy thuộc vào tư chất, tâm đức và sự tiến bộ của từng môn sinh), nếu trong quá trình môn sinh học Lễ, người thầy xét thấy không đạt, lập tức loại bỏ ngay hoặc chỉ truyền dạy một số thảo thức, bài võ thông thường.

     Do vậy, nên người xưa có câu: “Đệ tử tầm sư dị. Sư phụ tầm đệ tử nan”. Đại ý: việc học trò tìm thầy để học không mấy khó. Nhưng người thầy tìm được học trò đúng nghĩa không phải dễ… (CÒN TIẾP).

PHẠM PHONG

(Tác giả Công trình nghiên cứu Lịch sử Võ học Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục
picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture