pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

DỰ THẢO QUY CHẾ TỔ CHỨC - HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM BẢO TỒN - TRUYỀN BÁ VÕ HỌC DÂN TỘC

15:49:1731/10/2018

         VIỆN NGHIÊN CỨU- PHÁT TRIỂN                                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         VÀ QUẢNG BÁ VÕ HỌC VIỆT NAM                                                             Độc Lập   -   Tự Do   -   Hạnh Phúc

               ***************************  

                                                                                                           Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2018

 

      DỰ THẢO 

 QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ TRUYỀN BÁ VÕ HỌC DÂN TỘC

(Ban hành theo Quyết định phê duyệt số:      /QĐ - VVHVN ngày   tháng   năm 2018

của Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam) 

 

 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 - NĂM 2018

 

 CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

       Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc là Đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam (viết tắt là Viện Võ học Việt Nam) do các nhà nghiên cứu, hoạt động Võ học, Võ sư, Huấn luyện viên tâm huyết hết lòng phụng sự võ nghiệp và những người yêu thích công việc nghiên cứu, bảo tồn, tôn vinh, truyền dạy, quảng bá Võ học Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tán thành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm, tự nguyện làm Đơn xin gia nhập, chấp hành Quy chế của Trung tâm và Điều lệ của Viện Võ học Việt Nam đều được xem xét cấp giấy Chứng nhận, Thẻ sinh hoạt và trở thành Thành viên của Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc.

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM

Điều 1. Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc được tham gia và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, tôn vinh, ứng dụng các giá trị nội dung võ học dân tộc và được Viện Võ học Việt Nam tạo điều kiện tổ chức sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu, hiện vật về võ học của Dòng tộc, Môn phái, gia đình mình để đúc kết, phổ biến, biên soạn sách, gia phả, kỷ yếu, tài liệu, dựng phim ảnh nhằm lưu giữ, vinh danh, truyền bá, phát huy truyền thống võ học của Dòng tộc, Môn phái, gia đình nói riêng và nền Võ học của dân tộc Việt Nam. Được biên soạn, giới thiệu, đăng tải các tin, bài, hình ảnh, sự kiện có liên quan lên Website, Facebook, Youtube của Viện Võ học Việt Nam.  

Điều 2. Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc được lập thủ tục đề nghị Viện Võ học Việt Nam xin phép đăng ký thực hiện các Đề tài, Đề án về nghiên cứu, ứng dụng các bài võ, bài binh khí, các bài thuốc võ, các tư liệu, hiện vật của Địa phương, Dòng tộc, Môn phái, gia đình mình để bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh, truyền dạy, lưu lại đời sau những tinh hoa độc đáo và giá trị võ học thiêng liêng của Địa phương, Dòng tộc, Môn phái, gia đình. Đồng thời thông qua Viện Võ học Việt Nam để giới thiệu, triển lãm, truyền dạy, quảng bá đến người yêu thích võ học Việt Nam trong và ngoài nước.

Điều 3. Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc được kiến nghị Viện Võ học Việt Nam đề xuất các Tổ chức Kỷ lục của Việt Nam, Châu Á, Thế giới và các cấp thẩm quyền xem xét, trao tặng các danh hiệu tôn vinh Địa phương, Dòng tộc, Môn phái, gia đình võ học tiêu biểu, đồng thời khen thưởng các Thành viên của Trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 Điều 4. Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc được phối hợp với các bộ phận chức năng của Viện Võ học Việt Nam tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, ứng dụng, phục dựng, phục chế các bài quyền thuật, các bài binh khí, các phương pháp về y – võ – dưỡng sinh, các tinh hoa võ học của đất nước, của Dòng tộc, Môn phái, gia đình để bổ sung vào chương trình giảng dạy, quảng bá, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần tôn vinh, khẳng định giá trị truyền thống võ học, gìn giữ và lưu truyền các thế hệ mai sau khỏi bị phai nhạt, tan biến, mất gốc.

QUYỀN LỢI CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRUNG TÂM

Điều 5. Các Thành viên Trung tâm được tham gia các hoạt động giao lưu, giới thiệu chuyên đề, Hội thảo, Hội nghị, Triển lãm và tổ chức các sự kiện Võ học, Đại hội Võ học. Được tham quan, du lịch, trao đổi kinh nghiệm, học tập chuyên môn, nghiệp vụ, biểu diễn, thi đấu, giao lưu võ học do Trung tâm và Viện tổ chức, do các tổ chức Võ học (hoặc Võ thuật) trong nước và quốc tế mời.

 Điều 6. Các Thành viên Trung tâm sẽ được Viện cung cấp các thông tin cần thiết về võ học, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về võ học, kỹ thuật nghiệp vụ, phương pháp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tư liệu, sách, Đề tài khoa học về võ học và chọn người có khả năng bồi dưỡng làm Giảng viên, Giảng sư về lĩnh vực võ học để giảng dạy, truyền thụ cho những người yêu võ học trong nước và quốc tế. Viện sẽ trang bị một số tài liệu, bài quyền thuật, bài binh khí, bài thuốc võ và phương pháp nghiên cứu, ứng dụng về võ học cho các Thành viên (Việc chi phí in ấn, tổ chức tập huấn do các Thành viên đóng góp).

Điều 7. Các Thành viên Trung tâm đều được cấp giấy Chứng nhận Thành viên chính thức và Thẻ sinh hoạt của Viện. Được xem xét, thẩm định khả năng võ học để cấp các danh hiệu về võ học và được tham gia nghiên cứu các chuyên đề, học tập (tập huấn) các khóa võ học, khóa Y – Võ – Dưỡng sinh do Viện và cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ võ học (gồm: Võ Lý , Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Cử, Võ Thuật, Võ - Y (Y - Võ), Võ Nhạc…), thông qua đó sẽ tổ chức các khóa thi hoặc kiểm tra trình độ chuyên môn định kỳ (Sơ cấp võ học, Trung cấp võ học, Cao cấp võ học và liên kết với 1 Trường ĐH đào tạo thí điểm Cử nhân võ học) để cấp giấy Chứng nhận, Chứng chỉ, Văn bằng võ học, Giảng viên võ học (Việc chi phí in ấn, tổ chức thi hoặc kiểm tra trình độ chuyên môn do các Thành viên đóng góp).

Điều 8. Các Thành viên có nhiều năm hoạt động võ thuật, có khả năng nghiên cứu về lĩnh vực Lịch sử Văn hóa, Võ học, có uy tín, điều kiện và thời gian tham gia nghiên cứu, sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu, hiện vật, đến các Làng võ, Dòng họ, Môn phái… hướng dẫn việc bảo tồn, tôn vinh, biên soạn sách, kỷ yếu, phổ biến kiến thức Võ học sẽ được Viện Võ học VN phân công làm Trưởng Đại diện hoặc Đại diện Viện Võ học VN phụ trách công việc bảo tồn – tôn vinh – phổ biến Lịch sử Võ học dân tộc ở một số tỉnh/ TP có truyền thống hoặc nhu cầu (chủ yếu đảm trách công việc ở địa phương nơi cư trú). 

Điều 9. Các Thành viên Trung tâm khi ốm đau sẽ được lãnh đạo Trung tâm và Viện thăm hỏi, động viên tinh thần. Nếu Thành viên thuộc diện nghèo khó, sẽ được hỗ trợ một phần tiền thuốc, viện phí (tùy theo khả năng tài chính của Trung tâm và của Viện). Trường hợp Thành viên qua đời, sẽ được Trung tâm và Viện phúng viếng, đọc điếu văn về công lao đóng góp trong lĩnh vực võ học (Nếu gia đình đồng ý). Thành viên thuộc diện quá khó khăn, không người thân sẽ được Trung tâm và Viện vận động các nhà hảo tâm và Thành viên của Trung tâm chung lòng lo an táng.

TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRUNG TÂM

Điều 10. Các Thành viên Trung tâm phải chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuân thủ Điều lệ của Viện và Quy chế của Trung tâm. Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ, sẻ chia giúp nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, đau ốm, tang tử. Hết lòng yêu quý, tôn trọng các Thành viên trong Trung tâm và các đồng nghiệp khác.

Điều 11. Các Thành viên luôn coi Trung tâm là “NGÔI NHÀ VÕ HỌC THÂN THƯƠNG, NGHĨA TÌNH” tích cực đóng góp trí tuệ, tâm sức và tiền bạc (theo khả năng của từng Thành viên) để chăm lo vun đắp, phát triển Trung tâm ngày càng lớn mạnh. Các Thành viên thường xuyên vận động các đối tác, bạn hữu, người thân có điều kiện để tài trợ, ủng hộ cho Quỹ từ thiện của Trung tâm để giúp đỡ, trao tặng hiện kim, hiện vật cho các Thành viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cho việc ốm đau, hiếu hỷ, mừng thọ các Thành viên trên 80 tuổi. 

Điều 12. Các Thành viên Trung tâm thường xuyên đóng góp Hội phí để hội họp, sinh hoạt, duy trì và mở rộng hoạt động (Mỗi năm đóng góp 500.000 đồng vào tháng đầu của năm). Đồng thời ra sức vận động các tổ chức và cá nhân có cùng mục đích yêu quý võ học dân tộc trở thành Thành viên chính thức hoặc Thành viên danh dự, Cộng tác viên của Trung tâm. Tham gia ký gửi, ủy thác tư liệu, hiện vật (nếu có) để trưng bày, giới thiệu những “bảo bối” của Dòng tộc, Môn phái, gia đình tại phòng Trưng bày của Viện Võ học Việt Nam và các Triển lãm về võ học trong nước, quốc tế.

 CHƯƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC

Điều 13. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc gồm có: 

           -  Giám đốc Trung tâm (Phụ trách chung và công tác Tổ chức nhân sự, Tài chính)

           -  Các Phó Giám đốc Trung tâm (Phụ trách các mảng hoạt động chính do GĐ phân công)

           -  Các Ủy viên Trung tâm (Chuyên trách các công việc cụ thể)

      Giám đốc Trung tâm do Viện Võ học Việt Nam quyết định bổ nhiệm. Các Phó Giám đốc và các Ủy viên Trung tâm do Giám đốc đề nghị và trình Viện Võ học Việt Nam quyết định bổ nhiệm.

Điều 14. Trung tâm được mở Tài khoản riêng tại Ngân hàng theo quy định, có con dấu riêng (nội bộ) và làm việc theo cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi hoạt động của Trung tâm đều phải thảo luận dân chủ trước khi tổ chức thực hiện. Những công việc quan trọng phải được sự thống nhất của Ban Điều hành (gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc). Giám đốc chịu trách nhiệm trước Viện Võ học Việt Nam và luật pháp hiện hành về mọi hoạt động của Trung tâm. Các Phó Giám đốc và Ủy viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao.

Điều 15. Ban Điều hành của Trung tâm làm việc tại Viện Võ học Việt Nam (Số 234 – Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, TP. HCM). Lịch trình làm việc, hội họp, giao dịch do Giám đốc Trung tâm qui định.

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, HỘI HỌP  

Điều 16. Ban Điều hành Trung tâm thường xuyên quan hệ, báo cáo định kỳ về công tác tổ chức, thu chi tài chính và các hoạt động trọng tâm của Trung tâm (kể cả công việc đột xuất) với Viện Võ học Việt Nam theo đúng Quy chế của Trung tâm và Điều lệ của Viện.

         -  Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn (6 tháng), trung hạn (1 năm), dài hạn (5 năm). Chủ trì xây dựng các Đề án, Đề tài, Giáo trình, nội dung nghiên cứu, sưu tầm, ứng dụng, tôn vinh, truyền dạy, quảng bá và phân công nhiệm vụ công tác trong Ban Điều hành và các Ủy viên của Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ đã được Viện Võ học Việt Nam phê duyệt.

         -  Thường xuyên cải tiến, đổi mới các hoạt động và tăng cường mối quan hệ với các Ban chuyên môn của Viện Võ học Việt Nam và các đơn vị, cá nhân hữu quan để mở rộng qui mô, tăng cường quan hệ hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

         -  Ban Điều hành Trung tâm (gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc. Cần thiết cử thêm Thư ký giúp việc cho GĐ) mỗi tháng họp một lần. Ban Điều hành và các Ủy viên, các Trưởng bộ phận mỗi quý họp một lần. Toàn thể các Thành viên Trung tâm mỗi năm họp một lần (trừ trường hợp đột xuất sẽ do Giám đốc triệu tập riêng). Trường hợp Phó GĐ, các Ủy viên, Trưởng Bộ phận ở xa thì hội họp, làm việc, trao đổi, thỉnh thị, báo cáo qua Email và Điện thoại.

 CHƯƠNG IV

   VỀ TÀI CHÍNH

Điều 17. Cơ chế quản lý và nguồn tài chính của Trung tâm

Nguồn tài chính của Trung tâm do các Thành viên sáng lập, Cộng tác viên, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân yêu võ học Việt Nam trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp, tài trợ. Nguồn đóng góp này có văn bản tiếp nhận và mở sổ quản lý tài chính theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính, được Viện Võ học Việt Nam xác nhận. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo sử dụng đúng mục đích, yêu cầu và chức năng hoạt động của Trung tâm. Đồng thời ghi vào sổ vàng truyền thống của Trung tâm để có hình thức tri ân (Trao tặng các danh hiệu Võ học, Kỷ niệm chương, Huy hiệu Tự hào Võ học Dân tộc, Bằng khen...) 

Ngoài ra, nguồn tài chính lâu dài, ổn định của Trung tâm được xây dựng trên hai cơ sở chính:

       1/ Thu từ các hoạt động nghiên cứu, truyền dạy, tổ chức sự kiện, biểu diễn, thi đấu võ thuật, biên soạn sách, gia phả, kỷ yếu, phục dựng phim ảnh, quảng bá võ học; bán đấu giá các tư liệu, hiện vật, tranh ảnh do các Thành viên sưu tầm, tìm kiếm được hoặc của Dòng tộc, Môn phái, gia đình hiến tặng.   Thu từ việc nhận ký gửi bán sách, tài liệu, vật lưu niệm, các dụng cụ binh khí, võ phục…do các Thành viên và các tổ chức, cá nhân yêu võ học gửi bán và một số nguồn thu khác.

       2/ Đóng góp của các Thành viên chính thức và Thành viên danh dự, Thành viên tập thể (Dòng họ, Môn phái, Câu lạc bộ, Đội nhóm Võ học). Thu lệ phí hàng năm của các Thành viên Trung tâm.

Điều 18. Qui định chế độ sử dụng tài chính của Trung tâm

Việc sử dụng, mua sắm các trang thiết bị, vật dụng và chi tiêu tài chính cho các hoạt động của Trung tâm phải tuân thủ nghiêm ngặt và đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính. Đồng thời phải chi tiêu trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của Trung tâm. Phải lập kế hoạch chi phí các đầu công việc cụ thể, kể cả dự trù các khoản chi đột xuất để thông qua Ban Điều hành Trung tâm và báo cáo Viện Võ học Việt Nam trước khi thực hiện.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Giám đốc Trung tâm căn cứ nội dung và các Điều khoản của bản Quy chế này (gồm 5 Chương, 20 Điều), để điều hành và giám sát các hoạt động về tổ chức, chuyên môn, quản lý nhân sự, chi tiêu tài chính và phân công chức trách cụ thể của Ban Điều hành, các Ủy viên của Trung tâm.

Điều 20. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có những điểm không còn phù hợp trong tình hình mới, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm báo cáo bằng Văn bản lên Viện Võ học Việt Nam xem xét để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.        

        Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Viện Võ học Việt Nam ký Quyết định phê duyệt./.                                                                                                                                                                                                                                

                                                                                                                                                                 VIỆN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN

                                                                                                                                                                 VÀ QUẢNG BÁ VÕ HỌC VIỆT NAM                                                                   

Nơi nhận: 

-Bộ Khoa học và Công nghệ (để báo cáo)                                

-Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam (để báo cáo)                                                                                      

-Viện Võ học Việt Nam (để báo cáo)                                                         

-Ban Điều hành và các Ủy viên Trung tâm (để thực hiện)                                   

-Lưu Văn phòng Viện, Văn phòng Trung tâm.          

                                                                                                                                                                                                                                

      

              

 

 

                          

                                                                            

     

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture