pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

GIỚI THIỆU NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH YẾU VỀ VÕ LÝ

21:39:2802/02/2020

Trong toàn bộ hệ thống Võ học đồ sộ của dân tộc, Võ lý (hay còn gọi là lý thuyết về Võ học) được xếp vào danh mục chủ đạo hàng đầu của hệ thống. Theo sách “Võ Kinh thất bộ” của Trung Quốc cổ và sau này sách “Binh thư yếu lược” - Bộ binh pháp trường thiên võ bị tuyệt luân của nước ta, do Đức Thánh Trần Hưng Đạo chủ xướng đã khẳng định những điều thâm yếu vô biên, thiên ứng của hệ thống lý thuyết căn bản, bao gồm: “Lý thuyết của Trời là Âm – Dương, lý thuyết của Đất là khó – dễ, lý thuyết của Binh pháp, Võ lược là thông minh – duệ trí – thần võ, lý thuyết của Tướng pháp là dùng người – dùng vật…”. 

VÕ LÝ - TRONG HỆ THỐNG VÕ HỌC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

VẬN DỤNG TRIỆT ĐỂ HỌC THUYẾT ÂM – DƯƠNG NGŨ HÀNH
CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ BINH PHÁP CỦA DÂN TỘC
(Trích dẫn trong Công trình sách Lịch sử Võ học Việt Nam)


   Trong toàn bộ hệ thống Võ học đồ sộ của dân tộc, Võ lý (hay còn gọi là lý thuyết về Võ học) được xếp vào danh mục chủ đạo hàng đầu của hệ thống. Theo sách “Võ Kinh thất bộ” của Trung Quốc cổ và sau này sách “Binh thư yếu lược” - Bộ binh pháp trường thiên võ bị tuyệt luân của nước ta, do Đức Thánh Trần Hưng Đạo chủ xướng đã khẳng định những điều thâm yếu vô biên, thiên ứng của hệ thống lý thuyết căn bản, bao gồm: “Lý thuyết của Trời là Âm – Dương, lý thuyết của Đất là khó – dễ, lý thuyết của Binh pháp, Võ lược là thông minh – duệ trí – thần võ, lý thuyết của Tướng pháp là dùng người – dùng vật…”. 
   Trong Võ học, lý thuyết không chỉ là mối quan hệ biện chứng và chịu sự tương tác, vận giao của Trời – Đất – Âm – Dương – khó – dễ - thông minh – duệ trí – thần võ – phép dùng người – dùng vật… mà còn là nền tảng vững chắc, là “kim chỉ nam” trong mọi hành động để dẫn đường, chỉ lối, vạch ra hướng đi, giúp con người nhận thức một cách đúng đắn, nhất quán, sâu xa về cội nguồn lịch sử, quá trình tồn tại và các giai đoạn phát triển của võ Dân tộc, tiếp đến là VCT Dân tộc mà đỉnh cao chói lọi của nó chính là nền Võ học Việt Nam. Từ đó giúp chúng ta điều chỉnh mọi hoạt động có liên quan đến võ, đi đúng quĩ đạo, tiến hành công cuộc dựng xây các thể chế, chuẩn mực và định hướng, định lượng lâu dài cho nền Võ học nước nhà đến bến bờ vinh quang, theo truyền thống văn hóa, lịch sử của Dân tộc, qui luật tiến hóa của xã hội loài người và xu thế phát triển tất yếu của nhân loại. 
   Trong đó, các thuộc tính cơ bản về DÂN TỘC - ĐẠI CHÚNG - KHOA HỌC - HIỆN ĐẠI, nhất thiết phải được tiến hành đồng bộ, xuyên suốt, liên tục. Tuyệt đối không bỏ sót hoặc xem nhẹ bất kỳ một thuộc tính nào, nhất là trong suốt lộ trình chuyển tiếp, nâng tầm từ VCT Dân tộc lên thành võ quốc tế (hay nói cách khác là quốc tế hóa VCT Việt Nam, theo xu hướng của thời đại, nhưng vẫn giữ được “thần hồn” sự tinh túy cao diệu của võ Việt). 
   Chính vì vai trò, tầm vóc, công dụng thiết yếu như vậy, cho nên khi VCT Dân tộc bắt đầu được định hình, định hướng (giai đoạn đầu của thời kỳ Phong kiến), các nhà nghiên cứu tiền bối và các Nhà nước Phong kiến tập quyền, ngoài việc tập trung nghiên cứu, đúc kết, ráp nối hoàn chỉnh dần các thao tác, các đòn thế, các miếng đánh đơn lẻ thành các bài võ, bài binh khí liên hoàn, còn kỳ công sưu tầm, khai thác, xây dựng các định chuẩn, định lượng, tiêu chí, qui trình đào tạo Võ thuật, kết hợp với việc biên soạn các tài liệu, chương trình huấn luyện, phương cách biểu đạt, nhằm mục đích thống nhất giữa lý thuyết với thực hành, giữa các động tác với tư thế thị phạm, tiến tới bắt buộc người dạy và người học phải tuân thủ thực hiện theo những chuẩn mực đã định. Đó chính là bước khởi đầu hình thành hệ thống các bài Thiệu cổ về võ học ở nước ta.
   Song có lẽ đến thời Hậu Lê (thời Vua Lê Dụ Tông), khi ra đời Sở Võ học và sau đó đổi tên thành Trường Võ học (năm Bảo Thái thứ 2 - 1721) thì việc soạn thảo các văn bản, tài liệu, sách sử, giáo trình, để phục vụ việc giảng dạy mới chính thức đi vào qui củ, mang tính ứng dụng thực tiễn và phổ cập rộng rãi trong Quân đội và Nhân dân (theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí” và “Binh chế chí”). 
   Về sau này, sách “Việt Nam sử lược” cũng đã chép rõ: “Vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương mở ra Trường Võ học, đặt quan giáo thụ để truyền dạy cho con cháu các quan vào học Võ Kinh chiến lược, cứ mỗi tháng một lần Tiểu tập, ba tháng một lần Đại tập. Mùa xuân, mùa thu thì tập võ nghệ, mùa đông, mùa hạ thì học Võ Kinh. Lại đặt ra lệ 3 năm một lần thi võ, gồm: thi bắn Cung, Nỏ, đấu đại Đao, múa Giáo, múa Gươm, phi ngựa bắn Cung và chạy bộ bắn Cung… rồi sau cùng hỏi ý nghĩa sách sử, Binh pháp, Võ bị để xét học lực, hỏi phương lược, ứng xử để xét tài năng...”. (Còn tiếp)

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture