pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

KHI VÕ THUẬT KẾT HỢP Y HỌC

19:35:0522/11/2020

Những câu chuyện truyền miệng về các vị võ sư tinh thông y đạo, những bài thuốc gia truyền trong các võ đường cổ xưa liệu có phải chỉ tồn tại trong sách truyện?

Những câu chuyện truyền miệng về các vị võ sư tinh thông y đạo, những bài thuốc gia truyền trong các võ đường cổ xưa liệu có phải chỉ tồn tại trong sách truyện?

Tháng 1-2018, Trung tâm Y - Võ - Dưỡng sinh của Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam tổ chức buổi lễ tổng kết đầu tiên sau một năm hoạt động. Ra đời từ đầu năm 2017, đây chính là nơi mang theo ấp ủ của một nhóm võ sư về việc hồi sinh khái niệm đang ngày càng mai một trong làng võ cổ truyền Việt Nam: Võ Y.

Giám đốc trung tâm là võ sư Nguyễn Thành Tâm - chủ tịch Hội Đông y quận Thủ Đức, TP.HCM. Trong lần đầu tiên gặp gỡ và chia sẻ với chúng tôi về khái niệm võ y, ông Tâm thẳng thắn cho biết: “Tất nhiên, chuyện các phương thuốc cao dán vào lập tức liền ngay xương khớp, rồi cả các bài thuốc, đả huyệt lưu truyền từ các danh tướng chỉ là truyền thuyết. Chuyện các võ sư thường tinh thông kiến thức y học cũng không đúng đâu. Nhưng sự thật thì các kiến thức về y học, đặc biệt là việc sơ cứu chấn thương cực kỳ quan trọng trên võ đài”.

Ý tưởng thành lập trung tâm xuất phát từ võ sư Phạm Đình Phong, nguyên phó giám đốc Sở Thể dục thể thao Bình Định, cũng là người đã bỏ hàng chục năm tâm huyết để nghiên cứu lịch sử võ học của VN. Từng đặt chân đến nhiều mảnh đất quê hương của võ thuật Việt, ông Phong cũng chứng kiến qua vô số trận lôi đài kịch tính của các môn sinh những võ phái võ cổ truyền khác nhau.

“Võ cổ truyền của người Việt bao gồm rất nhiều đòn thế ác hiểm, giàu tính thực tiễn chiến đấu nên cũng dễ xảy ra các chấn thương nguy hiểm. Điều đáng tiếc là sau khi bị chấn thương, nhiều võ sĩ lại không được sơ cứu đúng cách. Võ sư hoặc HLV thường không biết cách sơ cứu, trong khi các nhân viên y tế lại ít hiểu biết về võ, không nắm rõ được tình trạng chấn thương của các võ sĩ. Vì vậy, tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp võ sĩ do không được sơ cứu đúng cách mà dính thương tật vĩnh viễn rất đáng tiếc” - ông Phong kể.

Cũng trong thời gian dài lang bạt tìm hiểu lịch sử võ học VN, ông Phong được gặp gỡ không ít gia đình còn lưu giữ các kiến thức, phương pháp chữa trị chấn thương võ thuật. Cách đây hơn một năm, vị võ sư này quyết định thành lập trung tâm y - võ - dưỡng sinh để mở các khóa huấn luyện, truyền đạt kiến thức về các phương pháp chỉnh nắn cơ, xương khớp, cột sống, xử lý huyệt đạo, cấp cứu trên võ đài cũng như phương pháp tập dưỡng sinh sao cho hợp lý, cải thiện sức khỏe.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm cũng là một trong những gia đình võ thuật lâu đời còn lưu giữ kiến thức về võ y. Hành nghề thầy thuốc cũng như giữ chức chưởng môn võ phái Việt đạo quán được hơn 30 năm, vị võ sư 66 tuổi này ngày ngày bốc thuốc, khám bệnh vào buổi sáng, đến chiều tối lại trở vào ngôi võ đường dạy võ. Cả 2 con của ông cũng đều nối nghiệp cha mình. Ở trung tâm y - võ - dưỡng sinh, ông Tâm phụ trách giảng dạy các phương pháp chỉnh nắn khớp xương tay và chân. Ngoài ra còn có nhiều vị võ sư, lương y, bác sĩ y học cổ truyền khác tham gia giảng dạy các khóa về chữa trị trật khớp xương cổ, trật khớp xương hàm dưới, xử lý huyệt đạo cùng các kiến thức về dinh dưỡng.

“Bắt nguồn từ những kiến thức gia truyền nhưng các phương pháp chữa trị, sơ cứu trên võ đài khi được đưa vào chương trình giảng dạy đều phải trải qua thẩm định của các bác sĩ có chuyên môn cao trong trung tâm” - võ sư Nguyễn Thành Tâm cho biết.

Giới võ hưởng ứng

Chỉ sau 1 năm hoạt động, trung tâm y - võ - dưỡng sinh đã tổ chức được 4 khóa đào tạo, gồm 3 khóa sơ cấp và 1 khóa nâng cao cho tổng cộng 118 học viên. Rất đông trong số này là các võ sư ở TP.HCM. Ngoài các thành viên trong Viện Nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học VN cùng các võ sư, trung tâm còn liên kết với các hội Đông y ở TP.HCM, Viện Y học dân tộc và Hội Châm cứu TP.HCM để bổ sung kiến thức, giáo án cho học viên.

Theo báo Online: thethao.tuoitre.vn H.ĐĂNG - T.PHÚC

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture