pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

LỊCH SỬ PHONG TRÀO VÕ THUẬT TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ

21:50:2714/07/2020

Phú Quý là một huyện đảo trực thuộc tỉnh Bình Thuận, với diện tích gần 17,8 Km2 và hơn 30.000 dân đang sinh sống vào làm việc ở đây. Huyện đảo Phú Quý có ba xã (Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải) và mười thôn. Đây là một vùng đất nhỏ cách xa đất liền hơn 120 Km (56 hải lý) tính từ cảng Phan Thiết đi về hướng Đông – Đông Nam. Ở nơi đầu sóng ngọn gió đó của biên cương Tổ quốc đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Phú Quý là một huyện đảo trực thuộc tỉnh Bình Thuận, với diện tích gần 17,8 Km2 và hơn 30.000 dân đang sinh sống vào làm việc ở đây. Huyện đảo Phú Quý có ba xã (Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải) và mười thôn. Đây là một vùng đất nhỏ cách xa đất liền hơn 120 Km (56 hải lý) tính từ cảng Phan Thiết đi về hướng Đông – Đông Nam. Ở nơi đầu sóng ngọn gió đó của biên cương Tổ quốc đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trong quá khứ, nơi đây còn là chốn lưu chân của nhiều bậc vĩ nhân, tiêu biểu là vua Gia Long. Đảo Phú Quý còn gắn liền với chiều dài lịch sử di cư của người Việt, người Chăm, người Hoa, khác với những dân tộc khác đến rồi đi thì dân tộc kinh (người ở vùng đất Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi) đã lưu chân lại vùng đất này để an cư lạc nghiệp và xây dựng vùng đất này càng ngày càng thêm trù phú.


Trải qua mưa gió của thời gian, hết lớp người này ngã xuống tới lớp người kia đứng lên. Họ liên tục thay nhau gìn giữ những gì được coi là bản sắc của quê hương và dân tộc, trong đó có võ thuật. Trong quá khứ, hầu như không có tư liệu nào ghi chép về việc phát triển võ thuật theo một hệ thống như ở những nơi khác, nên không thể xác định võ thuật đến với người dân trên đảo khi nào. Những giai thoại về võ thuật chỉ được người dân truyền tai nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác về một số cá nhân luyện tập võ công một cách âm thầm và không hoặc ít khi truyền thụ lại cho hậu bối. Cho nên ngày hôm nay nhiều vị võ sư võ công cao cường đã qua đời hoặc đã di cư đến nơi khác sinh sống và không còn tìm thấy nữa. Thật là điều đáng tiếc!
Thuở xa xưa, trên đảo Phú Quý đã tồn tại những bài hát bội, những bài biểu diễn trong các lễ hội lớn của người dân trên đảo như Tín ngưỡng thờ thần Nam Hải, Ngày hội làng, các ngày lễ lớn của các chùa, đến, miếu... thì có sự xuất hiện của những bài quyền thuật, bài binh khí (như bài đại đao, bài côn pháp, bài kiếm pháp...) được đem ra biểu diễn. Những bài biểu diễn này là những đòn thế chính yếu của võ cổ truyền Việt Nam. Nhưng rất đáng tiếc là qua thời gian cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, những điều vô giá đó dần dần không còn nữa. Ngày nay tại các nơi thờ tự trên đảo chỉ còn để lại những binh khí được để trên các lữ bộ, những người luyện võ chân chính không còn tới lui ở những nơi ấy như ngày xưa. Hậu bội phần nhiều không còn mặn mà với những giá trị thiêng liêng này nữa. Tinh thần võ học dân tộc đang có xu hướng mai một dần đi ở trên đảo nhỏ Phú Quý.


Vào những năm giữa thế kỷ XX, lúc này đất nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh, thì tại đảo Phú Quý xuất hiện những con người rất giỏi võ thuật. Theo lời kể của cụ Trần Công Minh (đai đen Taekwondo), ông là người theo học Taekwondo từ năm 1968, thì cụ kể rằng ông Hoàng Văn Hoạch (còn gọi là Tổng Hoàng của đảo Phú Quý) là ông ngoại của cụ, là một người từng theo học võ Bình Định và võ công rất cao cường, sau này ông Tổng Hoàng theo cách mạng và về đảo lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền cho cách mạng vào ngày 2/9/1945. Cũng theo lời kể của cụ Trần Công Minh (một người có uy tín trong giới võ thuật ở đảo) thì ông kể rằng: “ngày xưa, nhiều người ở đảo vào học võ ở Phan Thiết tại võ đường của Thầy Thiệu, trong đó có ông Trần Đáng”. Cụ Minh kể tiếp: “hồi đó, vì đời sống luôn phải va chạm với nhiều thế lực khác nhau, nên thanh niên và các tầng lớp ở đảo say mê luyện võ nhiều lắm, nhưng giờ thì họ qua đời hoặc đi nơi khác hết rồi”. Từ đó cho chúng ta thấy rằng, nửa cuối của thế kỷ XX, phong trào phát triển võ thuật ở đảo Phú Quý rất mạnh mẽ. Võ thuật đó phần lớn là võ cổ truyền Việt Nam và được vận dụng một cách sâu sắc và chặt chẽ vào thực tiễn cuộc sống và thực tiễn cách mạng. Cụ Minh kể tiếp: “thời đó, chúng tôi tập võ rất nghiêm túc. Tôi thấy có nhiều cao thủ lắm, có một anh là lính nhái, tên là Trần Văn Bộ với anh Phạm Bình Trọng. Họ học võ Bình Định, võ cao lắm. Ông Bộ có thời vô đất liền đánh võ đài ở Phan Rí, Phan Rang, còn ông Trọng già rồi không còn minh mẫn như xưa nữa”. Cụ Minh nói tiếp: “tôi nhớ vào những thời kỳ đầu của võ thuật ở đảo thì có ông võ sư Mười Bong quê ở Bình Hưng – Bình Thuận ra đây dạy võ cho dòng họ Ngô. Khoảng hơn một năm thì ông di cư vào đất liền”. Dòng họ Ngô được cụ Minh nhắc đến là dòng họ chúng tôi (tác giả bài viết) vì đoạn giữa của dòng họ Ngô của tôi không theo nghiệp võ nữa mà chuyển sang nghiệp văn nên không ai lưu giữ được những tinh hoa võ học. Nên ngày hôm nay tôi (tác giả bài viết) phải làm tròn trách nhiệm của mình là phát huy lại tinh thần võ học của dòng họ nói riêng và của quê hương biển đảo nói chung. Bên cạnh đó, cụ Minh còn nhắc tới những cao thủ võ thuật ẩn mình dấu danh trong các kép hát bội, cụ nói: “ngày xưa, ghê lắm. Thế lực xấu và thế lực thù địch mà nó biết ai có võ cao, ai là cốt lõi của dân tộc là nó tìm cách tiêu diệt. Nên nhiều cao thủ phải ẩn mình trong kép hát để vừa lẩn tránh vừa giữ nghề”. Đúng vậy, tôi đã lần theo dấu vết được kể lại và đi đến gặp ông Trưởng Nguyên là Trưởng kép hát ở đảo Phú Quý. Ông Nguyên nói: “thực ra cũng không phải ai trong kép hát là có võ, nhưng người có võ lại là cao thủ thực sự” và ông Nguyên đã gửi tặng tôi một bài thiệu võ như sau:
“Sông câu thủ đản thân tiền,
Tiên ông tọa thạch tay liền khai quang,
Sông vào hai ngọn đèn đâm,
Vân tiên một ngọn để dành ngày sau,
Huỳnh long khi ấy đại tài,
Tay khỏa tay cản ai ai cũng lầm,
Đánh rồi vội vã bước ra,
Lật màn bái tổ trước mà như sau.”

Đó thực sự là những sử liệu rất quý giá về một lịch sử phát triển võ thuật ở đảo Phú Quý. Đó là một điều may mắn mà chúng ta đã kịp thời nắm bắt lại để làm cơ sở mà truyền lại cho thế hệ sau nay biết vào một quá khứ đầy gian nan của cha ông trên con đường hoằng dương võ học. Từ sau khi giải phóng đất nước thì con đường phát triển võ học ở đảo Phú Quý đã bị chững lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau, mà từ đó khiến cho võ thuật không còn phát triển được nữa. Nó chỉ diễn ra ở quy mô gia đình, cha truyền con nối, thậm chí chưa kịp truyền thụ thì những cao nhân ấy cũng qua đời.
Đến những năm đầu của thế kỷ XIX, xu hướng đam mê và tập luyện võ thuật tại đảo Phú Quý bắt đầu khởi sắc lại với sự truyền dạy của Võ sư Lê Thành Thế (thuộc môn phái Hầu Quyền Đạo Việt Nam – võ sư này nhận Đại Lão Võ sư Phạm Đình Trang là vị sư phụ thứ hai) từ trong đất liền ra đảo để chiêu sinh và giảng dạy. Vào năm 2000, đó là khóa đầu tiên mà vị võ sư này mở lớp trên đảo. Theo lời kể của anh Thế Anh một cán bộ ở lĩnh vực văn hóa của xã Tam Thanh như sau: “thời thầy Thế ra dạy ở đảo thì anh mới họ phổ thông. Lúc đó thanh niên và các cán bộ trên đảo đến theo thầy học đông lắm, phải mấy trăm người. Đến giờ anh còn tập bài nhị khúc do thầy dạy”. Đúng vậy, theo thông tin của Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Phú Quý thì vào thời gian đó, Võ sư Lê Thành Thế đã đến đảo để truyền thụ võ học của dân tộc Việt Nam theo lời giới thiệu của Đại Lão Võ sư Phạm Đình Trang cho người dân và cán bộ trên đảo, đó là một điều rất quý giá. Nhưng huấn luyện được một thời gian thì ông đã rời đảo vào đất liền, khiến cho nhiều người võ sinh theo học rất tiếc nuối vì điều đó. Sau đó vào năm 2004, ông quay trờ lại đảo để chiêu sinh thêm lần nữa nhưng vì hoàn cảnh bây giờ quá khó khăn nên ông phải trở về quê nhà ở trong đất liền.
Kể từ ngày đó, phong trào võ thuật ở đảo lại đi vào thoái trào. Một thời gian dài những người đam mê võ thuật lại phải ngậm ngùi chôn vùi đi ước mơ được học võ và rèn luyện võ của mình. Vào những năm tháng đó, tại đảo cũng gặp nhiều khó khăn như thiên tai, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn. Mặc dù thời gian này không có trường lớp huấn luyện võ thuật bài bản nhưng vẫn có những cá nhân tự giác luyện tập, khi thì tập luyện một mình, khi thì tập luyện cùng nhóm bạn và nhiều hình thức khác. Tóm lại, tinh thần võ học ở đảo vẫn như một đống than dù đã tắt lửa những vẫn còn âm ỉ cháy để chờ có cơ hội là bùng lửa lên mạnh mẽ. Võ thuật trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo và nguồn động lực sống vô tận của một bộ phận nhỏ nhân dân trên đảo.


Trải qua hơn mười năm vắng bóng trường lớp dạy võ thì vào tháng 03 năm 2014 Câu lạc bộ Vovinam Phú Quý được thành lập để thắp nên truyền thống võ học của xứ đảo xa xôi. Thời gian đầu chỉ có 4 đến 6 môn sinh theo tập luyện, nhưng giờ đây nơi đây đang là nơi đào tạo và rèn luyện của hơn 70 võ sinh. Hiện tại, người đứng đầu và chịu trách nhiệm của Câu lạc bộ Vovinam Phú Quý là thầy Huỳnh Minh Hùng – đang là Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Vovinam tỉnh Bình Thuận. Xu hướng phát triển của câu lạc bộ là tiếp tục duy trì và phát triển môn phái tại đảo Phú Quý. Đưa nó đến với nhiều người trên đảo biết đến Vovinam một cách phổ biến hơn với việc phát huy tinh thần dân tộc và làm cho mọi người biết rõ đây là một môn võ của người Việt Nam. Trong tương lai sẽ phát triển qua hai xã còn lại của đảo và hướng tới đưa nó phổ biến vào học đường.
Nhưng hiện tại trên đảo vẫn chưa có một trường lớp võ cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đó là một điều thiếu xót rất lớn, trong thời gian tới chúng ta (Viện Võ học Việt Nam) cần phải làm điều này để phát triển sự đa dạng võ thuật tại đảo Phú Quý.

Ngô Đỗ Trường Long

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture