pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

MỘT SỐ NỘI DUNG CỐT YẾU VỀ VÕ CỬ

21:27:2427/11/2018

 VÕ LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ THI CỬ VÕ (VÕ CỬ) Ở NƯỚC TA

(Trích trong Công trình Nghiên cứu Sách Lịch sử Võ học Việt Nam)

     Theo các điển tích cổ có liên quan đến Võ học và sách “Lược sử Việt Nam”: Sau nhiều thế kỷ chống ngoại xâm, quyết không chịu làm nô lệ, nhân dân ta đã anh dũng đập tan mộng xâm lăng của các đế chế hiếu chiến đến từ phương Bắc. Một trong những mốc son chói lọi, đó là đại thắng vang dội trên sông Bạch Đằng vào năm 938, tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán, do người Anh hùng kiệt xuất Đại võ công Ngô Quyền lãnh đạo, mở đầu cho nền độc lập tự chủ của đất nước, chấm dứt hơn ngàn năm Bắc thuộc.

    Sau này nhà yêu nước Phan Bội Châu đã hết lòng ca ngợi và tôn vinh Ngô Quyền là “Vị Tổ trung hưng thứ nhất” của dân tộc Việt Nam. Có lẽ vì vậy, nên ngay sau khi lên ngôi ông đã tập trung xây dựng Quốc gia độc lập, tự chủ, Quân đội hùng mạnh, phục hưng đất nước, vỗ yên thiên hạ và phát triển tiềm lực quân sự, trong đó có việc nâng cao khả năng võ lược, luyện tập binh cơ, trang bị khí giới, tăng cường sức mạnh quân sự.

    Tương truyền, Ngô Vương đã ra sức đúc kết, kế thừa, nâng cao các công quả của võ lực, hiệu năng của các bí quyết võ công, tập trung những người giỏi võ, tổ chức đào luyện võ bị theo các trình độ, cấp bậc trong Quân đội, nghiên cứu sáng chế các loại binh khí đa tác dụng, có thể vừa phòng thủ hữu hiệu, vừa tổng tấn công chống giặc từ nhiều hướng, nhất là trong tình thế đánh cận chiến hoặc thủy chiến, cần thiết phải sử dụng bằng các loại khí giới đặc dụng, như: Câu liêm cán dài, Móc sắt nhiều chấu, Lưỡi câu cỡ lớn, Lưới thép, Dao găm cạnh khế, Mã tấu, đoản Đao, Xà mâu, Xích chùy dây dài, Cầu lửa, phi tiêu, ám khí... để nhanh chóng ngăn chặn và đánh tan các đợt tấn công tổng lực của kẻ thù, giữ yên bờ cõi và thanh trừ nội loạn.

    Ngoài ra, Nhà Ngô cũng đã chú tâm cho soạn thảo, thiết lập một số định chế, tiêu chí tuyển chọn người có võ nghệ tài giỏi, đưa vào đào tạo tại các Giảng Võ đường, Giảng Võ trường của Triều Đình, xây dựng các chuẩn mực về Võ lý, đặt tên hiệu các bài võ, ban hành các qui tắc, thể lệ phục vụ cho việc thi cử võ - vật và thường xuyên tổ chức tỷ thí võ - vật, để tuyển chọn người tài ra giúp nước.

    Trong thời kỳ này, việc thi võ chỉ tổ chức ở Kinh Thành và chủ yếu tập trung vào các phần phô diễn sức mạnh, ý chí, lòng quả cảm (như mang vác các thỏi chì nặng để chạy, nhảy, luồn lách qua các chướng ngại vật, mặc giáp đồng, nón đồng, cầm binh khí nặng hàng mấy mươi cân, để thi diễn những bài võ trận hoặc những môn binh khí chiến đấu theo qui định. Song đấu hoặc một người giao đấu với nhiều người trên những địa hình, địa vật khác nhau.

    Trước khi chuẩn bị lập thủy trận trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cho mở nhiều đợt thi tài, để tuyển chọn những người vừa uyên thâm võ nghệ, vừa bơi lặn cực giỏi, để dùng khí cụ kích hoạt, đâm thủng các chiến thuyền hạng nặng của giặc và có khả năng di chuyển dưới nước nhanh nhạy, như đi trên cạn hoặc nhảy xa từ chiến thuyền này sang chiến thuyền khác để tiêu diệt địch.

    Về sau, Nhà Ngô còn bổ sung thêm các môn thi về tài cưỡi Ngựa, cưỡi Voi bắn Cung, bắn Nỏ, múa Gươm dài, múa đại Đao, múa Giáo trường, phóng Lao trúng đích có kết hợp với Lăn khiên.

    Tuy Vương triều Nhà Ngô chỉ tồn tại 26 năm (939 – 965), nhưng đã lập nên những chiến công vang dội, đại phá quân Nam Hán khét tiếng bạo tàn trên sông Bạch Đằng lịch sử và các trận thắng quyết định khác, đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Đồng thời mở ra bước ngoặt quan trọng, khai lập chế độ thi cử võ (Võ Cử), nâng cao trình độ võ nghệ, sáng chế một số chủng loại binh khí đặc chủng (đánh dưới sông nước, công phá thuyền giặc) đánh dấu bước tiến dài của VCT dân tộc, sau hơn 1000 năm bị ngoại bang dày xéo, đô hộ.

    Đây được coi là thời kỳ phát triển cả về nội dung, chất lượng lẫn việc hoạch định, ban bố các thể chế, qui phạm thi cử võ - vật, mang tính độc lập, tự chủ, do chính các quan võ của Triều Đình đứng ra chủ định, khởi đầu quốc sách thi cử, tuyển trạch, đãi ngộ nhân tài về võ - vật ở nước ta.

    Tiếc thay, Ngô Vương qua đời quá sớm (ở ngôi chưa đầy 6 năm), trong khi đó những người kế tục ông, chỉ lo xâu xé, tranh giành quyền lực, gạt bỏ hiền tài, nghe lời gian nịnh, hãm hại trung thần, nhũng nhiễu dân lành, gây cảnh binh đao, loạn lạc, mà đỉnh điểm là “Loạn 12 Sứ quân” kéo dài hơn 20 năm, làm cho đất nước suy thoái, ngưng trệ, trong đó việc tổ chức thi cử và xây dựng, phát triển các thiết chế của Quốc gia, trong đó có việc giáo dục, đào tạo, thi cử về võ, cũng như về văn đều bị xao lãng, bỏ bê… (CÒN TIẾP).

     

                        

 

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture