pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

TÓM TẮT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ VÕ HỌC VIỆT NAM TRONG 5 NĂM QUA (2017 - 2022)

13:16:5328/10/2022

Trong 5 năm qua, ngay sau khi thành lập với “hai bàn tay trắng” và hoàn toàn mới lạ, vì là Viện Võ học đầu tiên ở Đông Nam Á hoạt động theo cơ chế ngoài công lập, nên phải tự lực hoàn toàn về Nhân - Tài - Vật - Lực. Viện trưởng phải thuyết phục gia đình không cho thuê mặt tiền ngôi nhà nữa, thu xếp ở hẹp lại để cho Viện sử dụng phần trệt và tầng 1 làm Văn phòng tổ chức một số hoạt động giảng dạy, hội họp, giao dịch, trưng bày...và gom góp tiền cá nhân, mượn thêm gia đình, bạn hữu trang hoàng lại phòng ốc, mua sắm trang thiết bị, máy móc, dụng cụ cần thiết. Thiết trí phòng tôn vinh Quốc Tổ, các bậc Tổ nghiệp, đóng tủ tư liệu, giá đỡ, phục chế một số chủng loại binh khí cổ của dân tộc.

Viện hoạt động trong bối cảnh các môn võ ngoại tràn ngập vào nước ta kèm nguồn kinh phí quá lớn lấn ép võ Việt. Võ cổ truyền trong nước liên tục thay đổi bài võ, tên gọi, cấp học, đai đẳng...Một số tổ chức, Võ sư chưa phân biệt được nền Võ học Việt Nam với Võ thuật cổ truyền nên có những cản trở, thắc mắc, tung tin sai lệch: tại sao đã có Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam mà còn thành lập Viện Nghiên cứu - Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam (gọi tắt Viện Võ học VN).

Đặc biệt là chủ trương trọng yếu, cấp thiết, đúng đắn của Chính phủ do PTT Vũ Đức Đam chủ trì họp tại VP Chính phủ ngày 24/07/2017 đã trực tiếp chỉ thị cho Bộ Văn hoá - TT và DL sớm tổ chức cuộc họp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, TP. Hà Nội, Viện Võ học Việt Nam, các Ngành liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, xây dựng Đề án công nhận Võ Dân tộc là “Di sản Văn hoá phi vật thể của Quốc gia”, đồng thời nghiên cứu khi đủ điều kiện đề nghị UNESCO công nhận “Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”. Xây dựng chuyên ngành đào tạo trình độ Đại học, trên ĐH về Võ học Dân tộc. Đưa Võ cổ truyền của dân tộc vào dạy trong trường học. Nghiên cứu đề xuất của Viện Võ học VN phục dựng lại ngôi Võ Miếu ở Thủ đô Hà Nội. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung nêu trên vào Quý III/ 2017, nhưng nay đã gần 5 năm vẫn chưa triển khai thực hiện. Tiếp đến, hơn 2 năm bị dịch bệnh hoành hành, các hoạt động của Viện bị gián đoạn.

Nhưng được sự động viên, hỗ trợ của Lãnh đạo TW Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam, miễn giảm nộp Niên liễm; sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công Nghệ, các Ngành hữu quan; tinh thần đoàn kết, hy sinh tiền bạc, thời gian, tâm sức, quyết khắc phục muôn vàn khó khổ của Lãnh đạo, Cán bộ, Thành viên toàn Viện. Sự giúp đỡ tài chính của TS. Trần Việt Trường, TS. Nguyễn Huỳnh Thanh, gia đình Viện trưởng và một số Thành viên của Viện, nên bước đầu đã làm được nhiều việc hữu ích cho đất nước, thiết thực cho Võ học dân tộc. Cụ thể:

1. VỀ TỔ CHỨC VÀ HỢP TÁC

Đã hình thành Hội đồng Tư vấn - Khoa học của Viện. Thành lập Trung tâm Phát triển Y - Võ và Dưỡng sinh Dân tộc. Trung tâm Bảo tồn - Truyền bá Võ học Dân tộc. Trung tâm Giảng huấn - Quảng bá Võ học Dân tộc. Văn phòng Viện. Ban Quản trị Cổng thông tin “Diễn đàn Võ học”. VP Đại diện Viện Võ học VN Khu vực Miền Đông Nam Bộ. VPĐD Viện Võ học VN KV. Tây Nguyên. VPĐD Viện Võ học VN KV. Duyên Hải Bắc Bộ. CLB Võ tự vệ Học đường. CLB Võ học dành cho Người Khuyết tật - Trẻ mồ côi. CLB Thiện nguyện “Nối vòng tay lớn”. Ngoài ra, còn bổ nhiệm một số Võ sư Đại diện Viện ở một số Tỉnh, TP.

Trong đó Trung tâm PT Y - Võ - DS, VP Đại diện KV. Miền Đông NB, KV. Tây Nguyên, KV. Duyên Hải BB, CLB Võ tự vệ Học đường, Trung tâm BT - Truyền bá Võ học DT... là những Đơn vị tổ chức biên khảo, bảo tồn, tôn vinh, phục dựng, mở lớp huấn luyện, tích cực truyền bá, đào tạo, bồi dưỡng môn sinh trong cộng đồng, trường học và phát triển tương đối tốt.

Đã phối hợp với Hội đồng Họ Phạm VN tổ chức Liên CLB Võ học Họ Phạm VN và CLB Võ học Họ Phạm một số Tỉnh, TP. Viện Triết học Phát triển, Trường ĐH Long An, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn tổ chức giảng dạy Lịch sử Võ học, Y - Võ - Dưỡng sinh, mở CLB chuyên sâu cho SV, chuẩn bị xin phép đào tạo thí điểm Cử nhân Võ học theo chủ trương của Chính phủ. 

2. VỀ TÔN VINH - TRI ÂN

Lập hồ sơ tổ chức trang trọng Lễ Tôn vinh và Vinh danh cho 16 Dòng họ có Võ tướng, Danh nhân Võ học, Tiến sĩ Võ học và Cố Đại Lão Võ sư, Lão Võ sư tài giỏi có công với đất nước, với Võ Dân tộc ở TP. Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Tỉnh Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Tiền Giang (do nhiều nơi rất khó khăn kinh phí, nên Viện hỗ trợ 50%, có trường hợp 100% tiền tổ chức, đi lại, ăn ở).

3. GIẢNG DẠY, GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VÕ HỌC VN

Giảng dạy Lịch sử Võ học và Y - Võ - Dưỡng sinh Dân tộc cho các Khoá Cao học tại Trường ĐH Sư phạm Thể thao TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ - Kinh doanh Hà Nội, Trường CĐ Kinh tế TP. HCM. Nhà Văn hoá Thanh niên. Nhà Văn hoá Sinh viên, Ký túc xá Sinh viên ĐH Khoa học - XH và Nhân văn.

Nói chuyện chuyên đề Lịch sử Võ học VN cho các Sĩ quan và Trung tâm Thể thao Quốc phòng QK7, một số SV Trường ĐH TDTT TP. HCM, các SV, HS tại Viện Võ học VN.

4. MỞ CÁC LỚP Y - VÕ - DƯỠNG SINH DÂN TỘC

 Trung tâm Phát triển Y - Võ - Dưỡng sinh Dân tộc đã mở một số Lớp giảng dạy về kiến thức Y - Võ - DS tại Viện cho các học viên là Bác sĩ, Dược sĩ, Y sĩ Y học cổ truyền, Võ sư, Lương y, HLV, Kỹ thuật viên... Phần lớn trong số này đã về địa phương phát huy tay nghề chữa trị, chỉnh nắn, xử lý tốt các sang chấn, trật đả, huyệt đạo, bong gân, trật khớp, loại xương, bị đánh, té ngã, tập luyện, thi đấu Thể thao, Võ thuật bị chấn thương theo phương pháp Y - Võ cổ truyền Dân tộc (Trung tâm phấn đấu lấy thu học phí để bù chi phí).

5. PHỤC DỰNG, PHỤC CHẾ MỘT SỐ BINH KHÍ CỔ VÀ BÀI VÕ CỔ

Đã phục chế 29 chủng loại binh khí chiến đấu độc đáo của Dân tộc, gồm: Cung bắn tên “Quả lựu”, Tên “Hai Hổ đuổi Dê”, Cung tiễn, Hoả khí, Đại trường Long Đao, trường Kiếm, Dao găm “có cán hình người”, Mã tấu lớn lưỡi cong, cán dài (trước mũi có móc câu, gắn nhiều lục lạc), Giáo sào dài lớn đánh 2 đầu, Lao chiến 2 đầu, Rìu chiến 2 lớp, Mác chiến đánh 2 đầu, Xích chuỳ, Móc bay, Câu liêm cán dài, mũi Qua cổ, mũi tên lớn của Nỏ Liên Châu, Lẫy Nỏ, Lăn khiên che ngực...

Toàn bộ việc chi phí bố cục Phòng trưng bày, tôn vinh Tổ nghiệp, đóng tủ tư liệu, giá đỡ và phục chế, mua sắm binh khí, hiện vật khoảng gần 300 triệu (sử dụng từ tiền ký Quỹ của Viện trưởng).

Sau khi làm việc với Ekíp của Bảo tàng Kỷ lục TG do TW Hội Kỷ Lục Gia VN cử đến, Viện trưởng có ý định sẽ đưa Phòng trưng bày tư liệu, hiện vật đến Bảo tàng Kỷ lục TG.

Đã phiên âm, dịch nghĩa 21 bài quyền thuật cổ, 28 bài binh khí cổ tiêu biểu bằng chữ Hán - Nôm của Dân tộc, trong đó phục dựng và thị phạm 4 bài binh khí (Đại Đao thảo pháp, Song Phũ thảo pháp, Trường Kiếm thảo pháp, Ô du thảo pháp) đưa vào sách Lịch sử Võ học VN. Riêng bài Roi “Ô du thảo pháp”, bộ Ngũ hành (tay) đã dựng phim, phổ biến rộng rãi cho các thí sinh tập luyện để dự thi kiến thức bắt buộc.

6.TỔ CHỨC KIỂM TRA KIẾN THỨC VÕ HỌC VÀ CẤP BẰNG

Đã tổ chức 5 đợt kiểm tra tại Viện và Gia Lai, Bình Thuận, Đồng Nai cho 166 thí sinh đạt kết quả tốt. Nội dung kiểm tra chính: Thực hành các bài võ quy định và tự chọn. Trả lời các câu hỏi vấn đáp về Võ học. Nghe giảng tóm tắt về Lịch sử Võ học VN và quán triệt các nội dung thiết yếu về Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Thuật, Võ Cử, Võ Y, Võ Nhạc, Võ Miếu, Võ Phục... về nguồn gốc, truyền thống, lịch sử, hệ thống đào tạo, giáo dục về Võ học, nhân cách, đạo đức con nhà võ, phân biệt sự khác nhau giữa Võ VN với Võ nước ngoài...

Cấp Bằng Giảng viên, Võ sư QG, HLV Võ học cho 160 Thành viên, trong đó có 107 người được cấp Thẻ làm nhiệm vụ của Viện. Ngoài ra, VP các Khu vực, CLB Võ tự vệ Học đường còn tổ chức kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cho các cháu Hướng dẫn viên, để khuyến khích thế hệ tương lai của đất nước.

 7. VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG BÁ

Nền Võ học gắn với nền Văn học, góp phần hun đúc Lịch sử Văn hoá Dân tộc bất diệt đã bị kẻ thù xâm lược âm mưu đồng hoá, huỷ hoại quá lớn, các Ngành chức năng để quá lâu không khôi phục, bảo tồn, phổ biến nên rất ít Cán bộ, Nhân dân, bạn bè Quốc tế hiểu biết nước ta có nền Võ học. Từ đó chỉ thành lập Viện Văn học, không lập Viện Võ học như các nước có nền Võ học, nên không có tổ chức nào chăm lo nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, đúc kết, bảo tồn, tôn vinh, truyền dạy, quảng bá về lịch sử, truyền thống, tinh hoa và cả hệ thống Võ học đồ sộ, uyên thâm của đất nước.

Từ thực tế này, khi lập Viện Võ học đã gặp rất nhiều trở lực, trong đó có một số phần tử chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ Lịch sử Võ học của đất nước, một số mạo danh Võ sư, nhà nghiên cứu, Tạp chí Võ thuật viết bài đả kích, bóp méo sự thật, tuyên truyền chia rẽ nội bộ rồi tung lên Mạng XH, nên buộc lòng chúng tôi phải tăng cường truyền thông, hướng dẫn, giải thích về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống. Nói rõ Võ học là võ gì, vì sao VN có Võ học. Võ học khác với Võ thuật như thế nào. Võ VN khác với Võ nước ngoài du nhập vào nước ta ở đặc trưng nào ?. Đồng thời chú trọng quảng bá sách Lịch sử Võ học VN, lập Trang điện tử “Diễn đàn Võ học VN” và Facebook, Youtube của Viện liên tục thông tin rộng rãi. Phát động và kêu gọi Lãnh đạo, Cán bộ, Nhân dân tích cực nghe chương mục sách nói Lịch sử Võ học VN đang phát trên các Trang XH (đến nay đã có trên 4 vạn lược người truy cập).

Quyết tâm trong 10 năm đến sẽ có khoảng 40 - 50% người yêu thích Võ học, nhất là lớp trẻ, giới võ đón nghe (đọc), giúp mọi người hiểu biết, tự hào, đồng tâm bảo vệ, tôn kính. Qua đó kẻ xấu khó bề biến đổi, đồng hoá, bôi nhọ nữa.

8.TRAO TẶNG SÁCH VÀ LÀM TỪ THIỆN

Đã trao tặng sách Lịch sử Võ học VN cho Quân chủng Hải Quân, Cảnh Sát Biển, Huyện Đảo Trường Sa, một số Võ sư, SV, HS nghèo... Các Cán bộ, Thành viên, Cộng tác viên của Viện đã đóng góp trên 50 triệu đồng giúp bà con, học sinh nghèo bị bão lũ ở miền Trung năm 2021. Tặng Võ phục, dụng cụ tập cho một số Võ đường nghèo. Gia đình Viện trưởng giúp đỡ một số Lão Võ sư nghèo đau ốm, tang tử, các cháu mồ côi.

CLB Thiện nguyện “Nối vòng tay lớn” thuộc Viện đã hoạt động rất tích cực, vận động nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền, quà và liên tục tổ chức trao tặng kịp thời cho các gia đình nghèo, hoạn nạn, nhất là đợt dịch vừa qua.

HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture