pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

VÕ PHỤC DÂN TỘC QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

09:00:3502/05/2019

VÕ PHỤC DÂN TỘC QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

************************************

MÀU SẮC VÕ PHỤC THỂ HIỆN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

 TINH HOA VĂN HÓA VÀ SỨC MẠNH VÕ HỌC VIỆT NAM

 

     Theo sách “Giao chỉ thành ký” dẫn lại trong “An Nam chí lược” viết dưới thời nhà Trần và sách “Lịch sử Quân sự Việt Nam”: “Việc ăn mặc dưới thời Hùng Vương và dưới thời An Dương Vương còn giản dị, chủ yếu vẫn ở trần, đóng khố, đi chân đất. Sự trang điểm ở người phụ nữ, nhất là những người thuộc tầng lớp quyền quí có phần cầu kỳ, sang trọng hơn: Khăn, áo, thắt lưng… (hình tượng này đều được thể hiện rõ nét trên các cán (chuôi) Dao găm hay Kiếm ngắn). Trong ngày hội, còn đội mũ, váy lông chim.

     Ngoài ra các nhà khảo cổ còn phát hiện những tấm đồng che ngực hình vuông hay hình chữ nhật uốn cong có vòng khuyên và những bộ khóa thắt lưng hình tượng Rùa, Rắn, Sư tử hay Chim… được chạm khắc trên nắp thạp Đào Thịnh, hình người trên các thuyền ở mặt trống Làng Vạc, Đồi Ro, tượng người trên muôi đồng Việt Khê… có thể đó là những Võ phục của các thủ lĩnh hay chỉ huy quân sự. Hình tượng người Việt cổ cắt tóc ngắn, ở trần, đóng khố, đi chân đất rất tiện cho việc bơi lặn dưới nước, đánh võ, truy đuổi thú rừng, chạy, nhảy, leo, trèo và chiến đấu”.

     Các giai đoạn kế tiếp, tuy xã hội có nhiều thay đổi, nhu cầu phòng bị, chiến đấu, phát triển Quân đội, tổ chức lễ hội, đình đám… được nâng lên, nhưng cách phục trang của các võ tướng, võ quan, các chiến binh và vệ sĩ vẫn chưa được nhắc đến nhiều. Theo sách “Việt Sử lược”, “Vân Đài loại ngữ”, “Việt Sử  thông giám cương mục”: Đến năm 975, vua Đinh Tiên Hoàng mới qui định áo, mũ cho các quan văn, quan võ, võ tướng, binh lính. Quân thập đạo đội mũ “Tứ phương bình đính” (mũ làm bằng da vừa dày, vừa cứng, góc khâu giáp nhau, trên hẹp, dưới rộng để bảo vệ phần đầu), sau này có mũ “Đầu mâu”. Quân đội thời Đinh và thời Tiền Lê được trang bị áo giáp và Võ phục bó sát người để chống tên và dễ bề xoay chuyển, chiến đấu, nhất là đánh cận chiến. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”: Ngoài trang phục của Quân đội và các cấp chỉ huy quân sự, nhà Đinh còn qui định kiểu dáng, kích cỡ áo, mũ, xiêm, khăn (Võ phục) của các võ quan khi Triều phục và tham dự các đại lễ một cách đồng bộ, thống nhất theo đẳng cấp, chức tước.

     Sau đó nhà Tiền Lê còn cách tân phẩm phục và cho các quan võ được đội mũ “Cao sơn”, các võ tướng thì mặc áo giáp, có gắn tấm “Hộ tâm phiến” bằng đồng trước ngực, để che chắn các mũi tên đồng bắn từ xa.

     Thời Lý, các quan võ (từ lục phẩm trở lên) được mặt áo gấm màu huyết dụ. Năm 1044, các võ tướng, võ quan lập công trong cuộc chiến với Chiêm Thành, được nhà vua ban thưởng, từ lục phẩm trở lên được cho áo bào gấm, từ thất phẩm trở xuống ban áo là. Quân sĩ, vệ sĩ bảo vệ Hoàng cung thời đó chủ yếu mặc áo vải thô, nhuộm bằng củ nâu và lá cây. Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” còn viết: Nước Nam ta lấy lá chàm nhuộm vải và lấy củ nâu nhựa giã nhỏ để nhuộm, rồi lấy chày đập, sau đó phơi khô để may áo, gọi là “thanh cát y”, gồm có 3 thứ: sắc màu lửa sáng, sắc màu sáng nhạt (màu đỏ) và sắc màu hoa Quì (màu vàng). Bất cứ quân, dân, sang, hèn đều mặc như thế. Chỉ có khác là ở kiểu cách, dài, ngắn cho thích hợp mà thôi. Riêng các võ tướng, chiến binh khi ra chiến trận thì mặc đồ may theo kiểu Võ phục màu huyết dụ. Năm 1182, nhà Lý ra lệnh cấm nhân dân mặc áo sắc vàng, vì màu vàng chỉ dành riêng cho Vua.

    Đến năm 1300, các Vương triều nhà Trần mới định thể lệ về Võ phục cho các võ quan, cụ thể: Về áo, kích thước tay áo từ 1 thước 2 tấc, không được mặc thứ “áo phủ phía trước”, còn tụng quan không được mặc áo “xiêm”. Đội mũ “chữ đinh”, có gắn thêm miếng lụa bọc màu đỏ xen màu biếc và nghiêm cấm quân, dân không được mặc áo theo kiểu dáng của người phương Bắc. Trần Khánh Dư còn bắt quân lính phải đội nón “Ma lôi”.

     Năm 1351, khi duyệt cấm quân ở điện Thiên An, Nguyễn Trung Ngạn mặc áo chiến bào màu đỏ, đội khăn quan võ, thắt lưng màu vàng sáng, đeo “Kim nghiễn” bằng gỗ vuông, sơn son, thiếp vàng bốn cạnh, trông rất oai nghiêm.

     Năm 1396, qui định thêm các quan võ có tước từ cửu phẩm trở lên đội mũ “Giác đinh”, từ bát phẩm trở xuống đội mũ “Thái cổ”. Riêng nhà Vua thì đội mũ võ “Vũ uy” và “Vũ đức”, khi duyệt binh thì mang thắt lưng màu đỏ. Nhìn chung, Võ phục trong thời kỳ này đã được qui định tương đối thống nhất, có phân biệt rõ ràng về đẳng cấp, phẩm hàm, chức tước.

     Thời Lê Sơ, đời Hồng Đức ban Qui chế: Các chiến binh, vệ sĩ đều phải đội nón “Thuỷ ma” (nón đan bằng gai nước) và nón sơn đỏ. Đến đời Hồng Thuận (1509 – 1516) chế thêm kiểu mũ có cánh Phượng đỏ, dát vàng, còn trang phục Võ Ban được cách tân gọn gàng, uy dũng hơn, riêng trước ngực và sau lưng có may thêm da thú dày để hạn chế tên, vật nhọn bắn, đâm vào vùng trọng yếu.

     Đến thời Hậu Lê và nhất là thời Tây Sơn, Võ phục của các võ tướng, võ quan, Quân đội đều được qui định khá nghiêm ngặt và có nhiều cải tiến theo hướng vừa oai vệ, hùng dũng, rắn chắt, vừa bó gọn, trước ngực và sau lưng may vải dày hoặc loại gai là, theo kiểu áo giáp để phù hợp với yêu cầu chiến đấu, còn ngoại binh và dân binh thì mặc áo, đội mũ bằng da trâu, nhuộm màu huyết dụ. Khi xung trận, còn đội cả mũ kín đầu, kín cổ và trang bị “Song xỉ” bằng kim khí bó sát ở 2 cánh tay (2 đầu Song xỉ đều có gắn mũi Dao nhọn) để vừa chống đỡ binh khí, vừa truy kích đối phương trong tình thế đánh giáp lá cà. Song xỉ được coi là một trong những binh khí hộ vệ và đánh cận chiến khá hữu dụng, được phổ biến rộng rãi trong Quân đội và lính cấm vệ. Ngoài ra còn định rõ Võ phục thường Triều, qui chế trang bị, sử dụng, phân định sắc phục cho các phẩm chức từ cấp cao nhất đến binh lính theo từng binh chủng, quan chế khác nhau. Trong giai đoạn này, phần nhiều Võ phục, trang phục đều sử dụng các màu đỏ, vàng, nâu và huyết dụ làm chủ đạo.  

     Dưới thời nhà Nguyễn, Võ phục của các võ tướng, võ quan, các chức sắc về Võ Ban, chỉ huy quân sự, đến binh lính, vệ sĩ khi xung trận, thao diễn hay trong các dịp đại lễ, tổ chức tỷ thí đều được qui định chặt chẽ theo thứ bậc, phẩm ngạch. Các Đội Chánh, Phó Quản cơ mặc áo chẽn bằng nĩ, bằng dạ màu đỏ hay màu thiên thanh, trước ngực thêu chữ để phân biệt với các đạo tinh binh, vệ binh… Còn từ Lãnh binh trở lên, được mặc áo chẽn 5 thân bằng gấm đỏ, có viền vàng, đội mũ hình đầu Hổ trông rất uy nghi, hùng dũng. Riêng quân lính chỉ được mặc áo vải, bên trong lót vải màu vàng, dây thắt lưng bằng lụa điều, đầu đội nón tròn, sơn màu đỏ có chóp (gọi là nón Dấu). Võ phục dành cho đại lễ, 5 năm cấp một lần, còn Võ phục thường thì mỗi năm cấp 2 bộ.

     Đến thời kháng chiến chống Pháp, phần nhiều các võ tướng, anh hùng, hào kiệt, nghĩa sĩ, trong đó có các võ sư, võ sĩ yêu nước của ta thường mặc áo, quần màu nâu, màu đà hoặc màu chàm như các nông dân, để dễ trà trộn trong dân, gần gũi với dân và khi bị địch truy lùng dễ lẫn tránh trong dân. Khi chiến đấu, để dễ phân biệt và nhận dạng, các nghĩa sĩ của ta thường quấn vải đỏ trên đầu và thắt dây vải mềm màu vàng hoặc đỏ ở vùng thắt lưng (tùy theo ám lệnh riêng)     

     Như vậy, qua các cứ liệu lịch sử dẫn chứng từ xưa đến nay, sắc phục và Võ phục của dân tộc ta phần lớn đều thể hiện các màu chính thống: màu chàm, màu nâu, màu huyết dụ, màu đỏ (màu lửa sáng), màu vàng (màu hoa Quì). Hoàn toàn không thấy đề cập đến việc trang phục hay sử dụng Võ phục màu đen (Vậy Ngành chức năng lấy đâu ra Võ phục màu đen để bắt buộc tất cả những người tham gia hoạt động Võ thuật cổ truyền dân tộc phải mặc màu đen (Thậm chí còn mặc theo kiểu dáng Võ phục hoặc trang phục của người Phương Bắc và kéo dài khá lâu từ năm 1993 đến nay ?).

     Đây chính là những màu sắc thể hiện truyền thống dựng nước, giữ nước, chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm qua hơn 4000 năm lịch sử, truyền thống thượng võ oai hùng của dân tộc, phù hợp với truyền thống văn hoá, lễ nghi, phong tục, tập quán ngàn đời của Tổ tiên ta, nên đã được các triều đại trước đây chọn những màu đặc trưng này để thể hiện trên cờ nước, cờ hiệu, cờ hội, nơi thờ cúng trang nghiêm, kiến trúc các Hoàng cung, lăng tẩm hoặc dành để sắc phục cho các bậc Tiên Tổ, Đế Vương và trang phục cho các võ tướng, võ quan, các chiến binh, vệ sĩ uyên thâm võ nghệ… Hiện nay Nhà nước ta vẫn kế thừa, phát huy truyền thống cao đẹp ấy và vẫn sử dụng một số màu đặc trưng của dân tộc, như: màu đỏ, màu vàng… để thể hiện trên cờ nước, quốc huy, quốc hiệu, trang hoàng ở những nơi Quốc lễ…

     Trong lĩnh vực Võ học hay Võ cổ truyền dân tộc và các Môn phái Võ Việt Nam nhất thiết phải tôn trọng và kế thừa truyền thống thiêng liêng của dân tộc đã tồn tại lâu đời và thấm sâu vào tâm khảm, trở thành niềm tự hào, biểu tượng của sức mạnh, ý chí quật cường, tinh thần chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, truyền thống thượng võ oai hùng, tinh hoa võ lịch sử Võ học Việt Nam. Đồng thời để dễ phân biệt “màu cờ sắc áo” mang tính đặc trưng giữa Võ dân tộc Việt Nam với các môn Võ thuật nước ngoài (Tất cả các nước trên Thế giới đều thể hiện màu sắc, kiểu dáng Võ phục theo đúng bản sắc văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc họ).

     Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã và đang mở cửa hội nhập và để cho tất cả các môn võ du nhập tràn lan vào nước ta thì càng phải chú trọng bảo vệ, gìn giữ cho được bản sắc văn hoá, truyền thống cao đẹp, chuẩn mực của dân tộc Việt Nam với tấm lòng thành kính, tự hào và tự tôn dân tộc.

     Điều sai trái rất đáng báo động là cùng với việc sử dụng Võ phục màu đen thì không hiểu vì lý do gì mà những năm gần đây Ngành TDTT lại ban hành chủ trương có tính bắt buộc sử dụng hệ thống Đai đẳng xa lạ, không theo “Ngũ hành Tương sinh” của Học thuyết Âm – Dương – Ngũ hành Phương Đông – Một thành tựu vĩ đại được các Quốc gia ở Phương Đông vận dụng sâu rộng trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có Võ học mà Tổ tiên, Dân tộc ta đã vận dụng triệt để ngay từ thời kỳ đầu khai sinh Võ Dân tộc rồi chuyển lên Võ cổ truyền Dân tộc và đỉnh cao tuyệt diệu là nền Võ học Việt Nam.

     TRONG KHI ĐÓ NƯỚC TA LÀ QG ĐẦU TIÊN CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY ĐÃ XUẤT BẢN CÔNG TRÌNH SÁCH LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ ĐÃ PHÁT HÀNH GẦN 7 NĂM (Từ tháng 6 năm 2012) MÀ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO BỘ - NGÀNH CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC VÕ THUẬT “KHÔNG CHỊU HIỂU BIẾT” TƯỜNG TẬN VỀ LỊCH SỬ, CỘI NGUỒN, TINH HOA, TUYỆT KỸ, BÍ QUYẾT VÀ NHỮNG CHUẨN MỰC, GIÁ TRỊ CHÍNH THỐNG LẪN SỰ KHÁC NHAU CỦA NỀN VÕ HỌC DÂN TỘC VỚI CÁC MÔN VÕ NGOẠI, ĐỂ SỚM CHẤN CHỈNH LẠI VIỆC LÀM SAI TRÁI, NGUY HẠI ĐẾN LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÕ HỌC UYÊN BÁC, OAI HÙNG, CAO ĐẸP CỦA TỔ TIÊN, DÂN TỘC MÀ ÔNG CHA TA ĐÃ HY SINH BIẾT BAO TÂM TRÍ VÀ CẢ MÁU XƯƠNG ĐỂ HUN ĐÚC, TẠO DỰNG NÊN CHO CHÚNG TA THỪA HƯỞNG.

                                                                                                                     Tác giả bài viết

                                                                                                                     PHẠM PHONG 

Hình ảnh:  

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture