pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

VÕ TRỐNG TRẬN TÂY SƠN – HAY CÒN GỌI VÕ NHẠC TÂY SƠN – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

14:44:0623/03/2019

VÕ TRỐNG TRẬN TÂY SƠN – HAY CÒN GỌI

 VÕ NHẠC TÂY SƠN – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

 

     Theo các tư liệu cổ được phát hiện trong những năm qua, trong đó có lời kể của các bậc tiền bối đã từng tham gia vô Ban nhạc tế lễ nhà Tây Sơn và dựa theo sách “Võ Nhân Bình Định”: Võ trống trận Tây Sơn, sau này còn còn tên gọi Võ nhạc Tây Sơn được xuất hiện dưới thời Tây Sơn tụ nghĩa. Tương truyền, Hòang Đế Quang Trung và các võ tướng, các nhà nghiên cứu Võ học uyên thâm, ngồi kỳ công nghiên cứu, kế thừa và phục dựng một cách hòan mỹ các pháp thuật, Binh thư, nghệ thuật chiến đấu của các bậc tiền nhân võ các bí quyết của Võ cổ truyền (VCT) dân tộc vô phương lược quân sự, sách lược bi binh, lập trận, xây dựng kỹ – chiến thuật tác chiến, kỹ năng đào tạo, huấn luyện Quân đội, tạo nên sức mạnh tổng lực, để nhanh chóng tiêu diệt quân địch ở những địa hình rộng lớn (từ Nam ra Bắc), thế trận hiểm yếu (đánh trên rừng, dưới đầm lầy, sông nước, chiến thuyền) và kẻ thù khác nhau (quân Xiêm, quân Nguyễn Ánh, quân nhà Thanh…)

    Đồng thời phải thường xuyên thay đổi cách đánh, phù hợp với từng trận chiến, theo phương châm: “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ chống lớn, lấy thấp chế cao, chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng, vừa công, vừa thủ, lấy tấn công để phòng thủ, công thật, thủ giả hoặc thủ thật, công giả, lấy nhu chế cương, lấy cường khắc nhược, địch mạnh ta lánh, chọn yếu điểm của địch để công, hay dương đông, kích tây, hư hư, thật thật, thật mà hư, hư mà thật, giả thua để dụ địch, làm cho quân địch kiu căng…”. Các phương lược này phần lớn đều vận dụng từ pháp thuật của các binh gia lõi lạc, nhất là sách “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo, “Hổ Tướng khu cơ” của Đào Duy Từ và các nguyên lý, định chế, chiêu thức, bí quyết của VCT dân tộc.

     Nhờ vậy mà Nghĩa quân ở giai đoạn đầu khởi nghĩa và Quân đội chính qui sau này của nhà Tây Sơn đều có sức mạnh phi thường, ý chí dũng mãnh, võ công xuất chúng, mưu lược tinh thông, hành quân thần tốc, tiến đánh to bạo, bất ngờ, thoắt ẩn, thoắt hiện, liên tục vô Nam, ra Bắc mà không biết mỏi mệt, chiến đấu hăng say, trăm trận trăm thắng. Có lẽ vì vậy, mà các tướng lĩnh của nhà Thanh khi lâm trận đã nhiều phen thảng thốt: Quân đội Tây Sơn như thể “Tướng từ trên trời lao xuống, quân từ dưới đất chui lên”, nơi nào cũng có.

    Để vừa xây dựng, phát triển Quân đội hùng mạnh, tinh nhuệ, có khả năng hiệp đồng tác chiến cao và đánh tan mọi kẻ thù hung hăn, trong mọi tình huống, nhất là trong những lần tập trận, duyệt binh, hành quân, công thành, tiêu diệt địch và ca khúc khải hồn, mừng chiến thắng, vừa đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu cực kỳ bức thiết, mang tính sống còn của dân tộc lúc bấy giờ. Đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ các dịp lễ hội, triều nghi, tết cổ truyền của dân tộc, nhà Tây Sơn đã chủ trương nghiên cứu, kiến tạo nên trường phái “Võ trống trận” hùng tráng, mang tính chiến đấu thần hiệu, uy thế vang lừng và sau đó đã cùng các nghệ nhân tâm huyết bổ sung thêm một số nhạc cụ dân tộc và tiến hành hồi âm, phối khí, chuyển thể thành bộ “Võ nhạc” hoàn hảo.

    Trong đó, phối triển các tính năng đặc thù và tinh hoa tuyệt tác của võ thuật dân tộc là chủ yếu, đồng thời phối kết hợp với các tiết tấu, âm điệu của một số nhạc cụ, như: cồng, chiêng, mà võ sau này có thêm đàn nhị, đàn đá…, để tạo nên bộ “Đại võ nhạc” độc đáo, mới lạ, hấp dẫn, có sức cuốn hút và mê hoặc đến diệu kỳ, mang tính đặc thù của dân tộc Việt (vừa hùng tráng, mãnh liệt, vang dội như sấm nổ, triều dâng, kích thích tinh thần ba quân, tướng sĩ quyết sống mái với kẻ thù, nhưng vừa nhịp nhàng, khoan thai như bước quân đi, thánh thót, thanh cao như tiếng quân ca…)

    Tuyệt tác của bộ “Võ nhạc” này không chỉ thông qua sự phối kết hợp tài tình, linh diệu giữa những đặc tính dũng mãnh, cương lực của trường phái võ thuật dân tộc với những thuộc tính mềm mại của nghệ thuật âm nhạc dân gian, mà còn có những đặc trưng và mối giao cảm tương tác, trong đó lấy võ làm chủ đạo, còn nhạc chỉ mang tính chất phụ hoạ, nhưng ngược lại chính nhạc đã góp phần quan trọng làm cho võ thêm hương sắc, bớt thô cứng, đơn điệu.

    Chính sự phối triển đến hồn hảo và sự hòa quyện đến tuyệt diệu của bộ Võ nhạc huyền thoại này, đã tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, có sức sống mãnh liệt, trường tồn, cho dù thời gian có làm cho “hình hài, thần sắc” của nó thay đổi, thì chắc rằng nó vẫn lan toả, sống mãi trong lòng người dân đất Việt.

    Bộ Võ nhạc khởi đầu được rút tỉa, mô phỏng từ truyền thống đánh trống đồng, trống hội, trống đốc chiến của Tổ tiên, từ các tiết tấu, nhạc cụ của các dân trống nhạc dân gian, tế lễ, hội đình rồi cách tân, phối kết hợp, bổ sung thêm các dụng cụ trống, nhạc khí và đặc biệt là người điều khiển (người điều khiển không còn sử dụng di trống, mà thay vào đó là các võ công cực kỳ uyên thâm vũ lực, có sức khoẻ cường tráng, dẻo dai và am hiểu tinh thông nhạc lý) để dâng tòan bộ các bộ phận trên cơ thể của mình, như: đầu, vai, cùi chỏ, cổ tay, bàn tay, nắm đấm, đầu gối, gót chân… liên tục di chuyển, nhào lộn theo các tư thế võ để tác động liên tiếp lên các mặt trống.

    Tương truyền, bộ Võ trống trận  lúc đầu được bố cục, dàn dựng đến 24 chiếc trống có kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau (nên mõi điệu, tiết tấu cũng khác nhau). Trong đó 12 chiếc để trước mặt võ công, bố trí theo hình vòng cung (hơi nghiên vo bên trong, nơi võ công đứng điều khiển), còn lại 12 chiếc được treo trên giá đỡ bằng gỗ, được lắp đặt thứ tự ở phía sau lưng và có độ cao vừa tầm của người võ công biểu diễn. Thông thường có ít nhất 2 võ công thay phiên nhau điều khiển bộ trống trận, để vừa đảm bảo vận hành liên tục không bị đuối sức, làm suy giảm uy lực, tốc độ, nhịp điệu, thần thái của tiếng trống (vì bài Võ trống trận rất dài), vừa đề phòng người điều khiển bị thương do trúng đạn, trúng tên, nhất là những tình huống dàn trống phải theo sát đồn quân đang hãm thành. Khi cần thay, người võ công chỉ cần hô hiệu lệnh, rồi lập tức phóng nhanh ra ngồi và cùng lúc người võ công từ bên ngoài cũng nhanh chóng phóng vào chiếm lĩnh vị trí, tiếp tục điều khiển bộ trống (việc thay đổi người phải phối hợp nhịp nhàng, hết sức mau lẹ, để không bị ngắt quãng nhịp điệu và phải đúng thời điểm vừa kết thúc trường đoạn hoặc giữa hai hồi).

    Khi lâm chiến, dàn trống được thiết trí trên một dàn xe đẩy, để di chuyển linh hoạt, nhanh chóng, phía trước đầu xe lắp đặt một tấm ván dày để chống tên và có một đội vệ sĩ trang bị Cung, Nỏ, Khin, Mộc, Giáo, Mác, Kiếm, Đao đi theo yểm trợ. Đơi lúc các võ tướng chỉ huy phải trực tiếp sử dụng dàn trống, để truyền hiệu lệnh. 

    Sau này có lẽ do thất truyền hoặc cũng có thể không có người đủ trình độ, nội lực điều khiển, hay vì để gọn nhẹ, phối hợp trong việc di chuyển, thiết đặt trên xe kéo, lúc hành quân, xung trận, hãm thành… nên bộ Võ trống trận chỉ còn lại 16 chiếc và được bố trí cụ thể như sau: Phía sau lưng người võ công được bố trí 4 trống lớn, có đường kính hơn 1 thước tay, treo trên một kệ gỗ chắc chắn gồm từng đôi một (2 chiếc gần sát đất, 2 chiếc cao ngang đầu người). Phía trước người võ công là một giàn trống gồm 12 chiếc, được thiết đặt theo hình vòng cung, nơi trung tâm là 2 trống lớn (kích cỡ bằng một nửa trống phía sau lưng). Hai trống này tuy nhỏ hơn 4 trống để sau lưng người điều khiển, nhưng lại làm chủ cả giàn trống, có tên gọi là trống Âm và trống Dương. Phía trước 2 trống Âm và trống Dương, bố trí 4 trống chiến, mặt trống lớn bằng 2/3 trống Âm – Dương (2 chiếc để trước trống Âm, 2 chiếc để trước trống Dương) và được bài trí theo trống “mẹ” (trống Âm ở bên trsi, trống Dương để bên phải). Sau 2 trống Âm và Dương là một dây gồm 6 trống nhỏ, chỉ bằng ½ trống Âm và trống Dương (6 trống này do có độ căng kéo của mặt trống khác nhau, nên khi đánh sẽ phát ra màu sắc khác nhau.

    Tuỳ theo tầm vóc, trình độ, thể lực của mỗi võ công mà khoảng cách treo trống cũng tăng, giảm tương ứng. Khoảng cách treo trống cũng cách xa, thì biểu hiện trình độ, nội công, tính điêu luyện, độ chính xác của người võ công cũng linh diệu, cao siêu, thâm hậu. Ngược lại, người võ công chưa hội đủ các yếu tố nói trên và chưa đủ trình độ bao quát trên tòan bộ dàn trống, nhất là khả năng di chuyển, thì khoảng cách dàn trống sẽ được thiết đặt cũng gần lại. Khi nghe tiếng trống liên hồi, hùng hồn, rền vang đầy dũng khí, uy lực ngày càng cường mạnh như sấm nổ, triều dâng, thì biết rõ đó là trình độ, nội lực, tính điêu luyện đến tuyệt đỉnh võ công của người điều khiển, còn nghe tiếng trống đứt quãng, lúc to, lúc nhỏ, khi kêu, khi tắc, thì biết đó là người mới điều khiển, nội lực, võ công yếu kém và chưa có kinh nghiệm chuyển đạt.   

     Người điều khiển có nội công và khí lực càng thâm hậu bao nhiu thì tiếng trống càng vang rền dữ dội, tạo thành tiếng sấm nổ vang xa, uy hiếp mạnh mẽ tinh thần đối phương bấy nhiu. Khi tiếng trống trầm hùng và rền vang liên tục, càng lúc càng mãnh liệt, dữ dội hơn, chính là lúc Âm – Dương hồ quyện, hổ tương tối đa lẫn nhau, rất thuận chiều để thúc giục người chiến binh phấn chấn tăng thêm tinh thần, nghị lực, dũng khí ngút trời tràn lên công thành, phá luỹ, truy đuổi quân thù đến cùng, chiếm nhanh mục tiêu, kết thúc trận chiến.

     Còn khi nghe tiếng trống Âm – Dương thay đổi nhịp điệu, tiết tấu thì chính là lúc thế trận đang có chiều hướng đổi thay, khi nghe tiếng trống hùng hồn, dòn giã, mãnh liệt như thúc bách là lúc đang dồn tồn lực tấn công, vây hãm, khi trầm trầm, nhịp nhàng, chậm rãi là lúc đồn quân đang di chuyển, còn nghe tiếng trống đứt quãng, lắng dần là lúc triệt thối. Trong đó, 4 trống chiến thường dùng để điều khiển, ra hiệu lệnh với binh sĩ và luôn phối hợp nhuần nhuyễn với trống Âm và trống Dương, để vừa hổ trợ, vừa hồ nhịp tạo thành những Âm thanh sôi động, hấp dẫn. Khi tiếng trống âm vang rền thánh thót thì trận thế cần thủ nhiều hơn công. Khi tiếng trống Dương rền vang dồn dập, uy lực như sấm dậy, đất rung thì vạn người như một nhất loạt xông lên quyết chiến đến cùng, để giành chiến thắng. Còn một khi cả 2 trống Âm – Dương đồng loạt vang lên một cách thư thả, khoan thai là lúc kết thúc đợt xung phong, công thành.

     Riêng 6 trống nhỏ chủ yếu chỉ dùng trong việc điều hành, phối hợp, hòa nhịp và chỉ sử dụng trong việc luyện tập, ban phát hiệu lệnh (nên thường được các võ tướng hoặc cấp chỉ huy điều khiển). Sau trống này được bố trí thành một dãy dài và có độ căng kéo của mặt trống khác nhau, nên khi “đánh” sẽ phát ra sáu âm độ, trường canh khác nhau, tạo thành những âm thanh, tiết tấu đa dạng, mang nhiều âm hưởng, trường độ khác nhau, lúc trầm, lúc bổng, lúc nhặt, lúc khoan thai, lúc dồn dập, lúc hùng dũng như tiếng quân đi, lúc nhẹ nhàng, uyển chuyển như tiếng suối reo, tiếng quân ca… để vừa khích lệ tinh thần phấn chấn của ba quân, tướng sĩ, vừa thống nhất hiệu lệnh bằng tiếng trống để điều khiển ba quân, như: hội quân, tập đội hình, đội ngũ, xuất quân, hành quân, nghi binh, tấn công, phá thành, thu quân…Trong các cuộc thao diễn, khao quân, 6 trống này hồ nhịp với 2 trống Âm – Dương, tạo thành một dàn Võ trống trận sôi động, hấp dẫn, cuốn hút, mê hoặc người xem lẫn người nghe.

     Nhìn chung, người trực tiếp điều khiển bộ Võ trống trận phải là người có năng khiếu, được khổ luyện một cách lâu dài, công phu, thuần thục tồn bộ các yếu tố cơ yếu, vừa là một võ công đại tài, trí lực, vừa là một nhạc công điêu luyện, tinh thông nhạc lý, trong đó trước tiên cần phải có thể lực cường tráng, dẻo dai, có sức chịu đựng bền bĩ, tâm thần sảng khóai, khí lực sung mãn, võ công thâm hậu, nhạc lý vững vàng, khả năng quan sát tinh tế, để có đầy đủ thể lực, thần lực, nội công lẫn ngoại công, liên tục “bay”, nhảy, tiến, lùi, lộn vòng, đảo người, phóng cao, lặn hụp, hóan đổi và di chuyển lin hồn, linh hoạt theo các tư thế võ, (không một giây phút ngơi nghỉ)

     Đồng thời dùng tòan bộ các thành công lực, nhất là những bộ phận trực tiếp tác động (đánh, đá, đấm, đâm, điểm) vô các mặt trống theo đúng nhạc lý, âm điệu, tiết tấu của từng bài, từng trường đoạn, nhằm tạo nên những âm thanh hùng tráng, mãnh liệt, vang động cả đất, trời, khiến cho quân thù hồn phiêu, phách lạc, khiếp nhược, hoang mang, suy giảm tinh thần chiến đấu, nhưng lại tiếp thêm sức mạnh, tăng cường dũng khí, phấn khích tinh thần cho quân ta, nhất là trong lúc hành quân xa, tấn công tiêu diệt địch hoặc trong thao luyện, tập trận, duyệt binh, mừng chiến thắng (kể cả trong các lễ hội, triều nghi, đình đám sau này).

 

     Tuy nhiên, điều cốt lõi và đặc biệt quan yếu mà người võ công phải tuyệt đối tuân thủ và am tường một cách thấu đáo là phải phân biệt cho được loại trống nào là trống “chủ”, trống nào là trống “khách”, trống nào l trống “Âm”, trống nào là trống “Dương”, trống nào là trống “lệnh”, trống nào là trống “chiến”, tiếng trống nào là tiếng “đệm”, tiếng trống nào là tiếng “nhịp”… Trong chiến trận, không chỉ một mình người võ công mới hội đủ các điều kiện, yếu tố, trình độ cần thiết nêu trên, mà người võ tướng chỉ huy trận chiến cũng phải am hiểu tường tận tòan bộ các qui trình, hiệu lệnh, thể thức, tiết tấu của nó, để sử dụng bộ Võ trống trận vào việc ban phát hiệu lệnh, truyền mệnh lệnh tập kết ba quân, hành quân, bôn tập, tiến công, triệt thối, nghi binh, phòng thủ, hãm thành, xuất kích, thu quân…

 

    Sau này, để tạo sự hấp dẫn, đa dạng, với nhiều tiết tấu, mà điệu sinh động, mang tính nghệ thuật, phong phú hơn, nhà Tây Sơn còn bổ sung thêm các nhạc cụ dân tộc, như: kèn trận, chiêng, cồng, mõ, tù và… để tạo tiếng vó ngựa, thanh âm của binh khí, tiếng hò reo, xung phong dồn dập, uy hiếp tinh thần quân địch, nên bộ Võ trống trận cũng được đổi sang tên mới cho phù hợp là Võ nhạc. Và có lẽ do xuất hiện dưới thời Tây Sơn, nên tên gọi của Võ trống trận ở giai đoạn đầu và tên gọi Võ nhạc sau đó, đều được gắn kết với tên gọi đầy đủ là Võ trống trận Tây Sơn hoặc Võ nhạc Tây Sơn.

    Ngoài ra còn có một chi tiết đáng được chú ý là trong tòan bộ các hồi võ trường đoạn cấu trúc của bộ Võ nhạc Tây Sơn không thấy đề cập đến hồi lui quân hoặc triệt thối. Phải chăng trong suốt cuộc trường chinh đánh giặc của Quân đội Tây Sơn chỉ có tiến, chứ không lui và luôn giữ chí khí, uy lực bách chiến, bách thắng (CÒN TIẾP).

(Trích trong Sách Lịch sử Võ học Việt Nam – XB năm 2012)

 

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture