pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

CON ĐƯỜNG CỦA NỀN VÕ HỌC VIỆT NAM (Phần thứ hai)

08:46:0230/08/2019

Thời đại của sự giao lưu và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ mang đến cho đất nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển và tiến bộ, nhưng nó cũng đã, đang và sẽ mang đến cho chúng ta nhiều thách thức không thể nào lường được hết. Sự giao lưu và hội nhập đã tác động toàn diện đến diện mạo đất nước, trong đó Võ học cũng đã trở thành đối tượng của nó, cho nên hiện nay đang xuất hiện nguy cơ nền Võ học Việt Nam bị lai tạp, biến dạng, hòa tan với các nền Võ học khác, thậm chí với một số môn phái hoặc chuyển thể thành một loại võ tổng hợp nào đó mà mất đi cái “thần hồn lẫn hình sắc” của nền Võ học Việt Nam.

CON ĐƯỜNG CỦA NỀN VÕ HỌC VIỆT NAM

(Phần thứ hai)

      Thời đại của sự giao lưu và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ mang đến cho đất nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển và tiến bộ, nhưng nó cũng đã, đang và sẽ mang đến cho chúng ta nhiều thách thức không thể nào lường được hết. Sự giao lưu và hội nhập đã tác động toàn diện đến diện mạo đất nước, trong đó Võ học cũng đã trở thành đối tượng của nó, cho nên hiện nay đang xuất hiện nguy cơ nền Võ học Việt Nam bị lai tạp, biến dạng, hòa tan với các nền Võ học khác, thậm chí với một số môn phái hoặc chuyển thể thành một loại võ tổng hợp nào đó mà mất đi cái “thần hồn lẫn hình sắc” của nền Võ học Việt Nam.

      Nguy cơ là có thật; vấn đề là ở chỗ nên hiểu nó như thế nào và xử lí ra sao để “hội nhập” nhưng không “hoà tan”, tôn trọng võ ngoại, nhưng không “Tôn thờ” tăng bốc  võ ngoại, đẩy mạnh liên kết, giao lưu với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo gìn giữ bản sắc dân tộc, ổn định và phát huy giá trị cao đẹp, tự tôn dân tộc mình (Các nước có nền Võ học như Việt Nam đều đã làm như vậy).

      Môi trường sinh hoạt võ học có rất nhiều hoạt động khác nhau, trong đó sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền võ học trên thế giới với nhau là một quá trình tất yếu. Nhưng sự giao lưu và tiếp biến đó đang dần dần trở thành sự hòa tan và đồng hóa võ học ở Việt Nam hoặc sự thất bại của Võ học Việt Nam trên chính quê hương của mình trước những môn võ ngoại đã và đang du nhập tràn lan vào Việt Nam một cách thiếu kiểm soát, thiếu chọn lọc. Chúng ta không phủ nhận những công lao to lớn đối với đất nước của các môn võ ngoại du nhập vào Việt Nam, nhưng cần phải có quan điểm và hành động đúng đắn, xem xét thấu đáo đâu là có lợi ích, đâu là nguy hại. Thậm chí làm đảo lộn, biến dạng, phá tan những giá trị đích thực, tinh hoa độc đáo, truyền thống thượng võ oai hùng, lịch sử Võ học uyên bác, siêu việt mà Tổ tiên của chúng ta đã khổ công tạo lập bằng cả trí lực, xương máu qua mấy ngàn năm đánh giặc, giữ nước.

      Rất nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao Võ Việt lại bị nhanh chóng mất đi thế thượng phong, giảm sự tôn trọng vốn có từ ngàn xưa. Hầu hết các Thầy dạy võ Việt đều không sống được với chính nghề của họ, buộc lòng họ phải chuyển sang dạy các môn võ khác. Tại sao các vị Võ sư chân chính, kỳ cựu, nhiệt huyết gần cả đời sống chết với võ của Ông Cha, nay lại quay lưng hoặc “mai danh ẩn tích” bỏ nghề võ?. Tại sao phần đông giới trẻ hiện nay lại thờ ơ, xa lánh chạy sang học tập các môn võ ngoại? Tại sao các cơ quan chức năng lại quan tâm đầu tư nhiều vào các môn võ ngoại (Phải chăng do chạy theo những tấm Huy chương vô bổ, hình thức mà giết chết tương lai võ Việt hay vì lý do gì khác)? Tại sao đất nước đã thống nhất gần nửa thế kỷ mà nền Võ học Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất và càng ngày càng chia tách, cát cứ, buông lỏng quản lý dẫn đến các Môn phái, Võ đường mọc lên như nấm, với đủ tên gọi loạn xạ lẫn lộn Tây – Tàu – Hàn – Nhật – Thái..trộn lại ?. Tại sao phải thay đổi liên tục tên gọi, quy trình, tiêu chí, thể loại, hệ thống Đai đẳng, cấp học, nội dung bài Thiệu cổ, bài quyền thuật, Binh khí, thậm chí ngang nhiên hủy bỏ các bài võ chính thống của Dân tộc tồn tại lâu đời để thay vào những bài võ của Trung Quốc chính hiệu, cụ thể như bài Lôi Phong Đao, Song Tuyết Kiếm...? Và còn rất nhiều câu hỏi tại sao nữa.

      Tất cả là do con người, từ người quản lý cho đến người huấn luyện, người luyện tập, người nghiên cứu... Trong một thời gian dài, Võ học Việt Nam không được Ngành chức năng quan tâm phổ biến rộng rãi cho nhân dân trong nước biết tường tận để tự hào, gìn giữ, bạn bè quốc biết để ngưỡng mộ (Mặc dù sách Lịch sử Võ học và các sách viết về Võ Dân tộc đã ra đời từ lâu), thế là nó bị lạc lõng, đi vào quên lãng. Từ đó dẫn đến kẽ hở để những kẻ xấu âm mưu phá bỏ sẽ có đất tung hoành, xuyên tạc, bôi nhọ hòng làm nhục chí, cản trở bước tiến của những người cả đời tâm huyết, tận lực hy sinh tất cả cho võ Việt.

      Vì chúng rất sợ những người tốt chân chính làm và nói lên sự thật về nền Võ học VN sẽ vạch trần mưu đồ chia rẽ, hủy hoại, manh tâm chuyển hóa võ Việt thành võ nước khác, để con cháu mai sau không còn hiểu biết, tiếp nối nữa. Việc này ai ai cũng có thể nhìn biết, nhưng có lẽ vì thiếu dũng khí, ngại đụng chạm hay vì lý do gì đó nên không dám nói lên sự thật và để cho kẻ xấu, kẻ âm mưu phá hoại ngày càng ngang nhiên lộng hành bất chấp tất cả. Mới đây, có một vài Tổ chức Võ học, sách viết về Lịch sử Võ học, một số vị Võ sư, Võ sĩ, người yêu võ Dân tộc làm được một số việc hữu ích, góp phần nghiên cứu, bảo tồn, tôn vinh, truyền dạy, quảng bá những tinh hoa của đất nước thì lập tức bị kẻ xấu đi ngược lại lợi ích, truyền thống, lịch sử Võ học VN lên mạng XH điên cuồng phỉ báng, tung tin sai trái hòng đánh lạc hướng dư luận, đánh lận con đen. Thậm chí có cả những thành phần bất hảo hay bị loại bỏ ra khỏi giới võ cũng kết nối kẻ xấu quấy phá, tung tin bịa đặt.  

      Đây là âm mưu thâm độc của kẻ xấu không chỉ trong lĩnh vực Võ Dân tộc, nếu không tỉnh táo, đề cao cảnh giác cao độ thì rất dễ mắc mưu của chúng.     

      Sự mất gốc của nền võ học Việt Nam là có thật, những tinh hoa đang lụi tàn theo thời gian khi các tư liệu, hiện vật về Võ học bị mất mát quá lớn, sách Lịch sử Võ học Việt Nam – công trình được các Tổ chức trong và ngoài nước tôn vinh trao các danh hiệu cao quý, Liên Minh Kỷ lục Thế giới trao bằng xác lập kỷ lục”Công trình biên soạn và chuyển ngữ tiếng nước ngoài đầu tiên trên Thế giới” không được các Ngành chức năng quan tâm đưa vào ứng dụng, các vị Lão Võ sư hàng đầu lần lượt rời xa nhân thế, nếu bậc hậu bối không nắm lấy sứ mệnh kế thừa, bảo tồn và phát huy những tinh hoa bản sắc của Võ Việt thì làm sao thế hệ trong tương lai có được diễm phúc thưởng thức và tu luyện những tinh hoa này.

      Văn hóa thực dụng đang ám ảnh toàn bộ nền Võ học Việt Nam, nó thâm nhập vào lối cư xử, phong cách tư duy và định hướng giá trị trong nền Võ Việt, tạo nên những xu hướng đáng lo ngại trong môi trường sinh hoạt của nền Võ học Việt Nam. Trong khi đó ở chiều ngược lại, tức là việc tổ chức những lễ hội Võ thuật truyền thống nhằm giới thiệu bản sắc võ học dân tộc ra thế giới lại ngày càng tỏ ra thiếu hiệu quả, mang nặng tính hình thức, thiên về hành chính hoá, chứ không tạo ra sức hấp dẫn, chưa tổ chức được các cuộc hành trình du lịch võ học, thưởng ngoạn các lò Võ Việt và mảnh đất Võ Việt, đến việc chưa giới thiệu những nét đặc trưng của Võ Việt, thậm chí sự đầu tư thích đáng cho các hoạt động của Võ cổ truyền dân tộc cũng rất hạn chế. Tính hình thức, thiếu đồng bộ, làm lấy có và thiếu tính chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân của tình trạng nhàm chán, tha hoá bản sắc Võ Việt (Việc tổ chức các sự kiện, các Giải đấu rất tốn kém tiền của Nhà nước và nhân dân, nhưng không hiệu quả, không người xem).

      Để khôi phục, kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị của Võ Việt mà tránh được khuynh hướng cố chấp bản sắc, tha hóa bản sắc, ngăn chặn hữu hiệu âm mưu chia rẽ, biến tấu, hòa tan, phá bỏ võ Việt của các thế lực thù địch, của những kẻ cơ hội, hám tiền (Mãi võ làm giàu) là nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có sự dày công nghiên cứu và am hiểu sâu sắc về lịch sử Võ học Việt Nam và lịch sử võ học thế giới, chính vì vậy theo chúng tôi một mình Viện Võ học Việt Nam và vài Tổ chức Võ thuật chân chính khác không làm nổi, mà phải có sự chung lòng thật sự, dũng cảm đấu tranh bảo vệ việc đúng đến cùng của tất cả mọi người, nhất là sự đồng tâm, dũng khí chấp nhận hy sinh những quyền lợi nhỏ nhoi trong giới võ. Đặc biệt là sự nhìn thấy rõ hiện trạng võ Dân tộc hiên nay của các cấp, các Bộ - Ngành hữu quan.

       Thực sự đây là một sứ mệnh cao cả, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực Võ cổ truyền vô cùng khó khăn, gian khổ, nên rất cần có những con người đầy bản lĩnh, thật tâm yêu nước, yêu nền Võ học của Tổ tiên, Dân tộc, vì sự trường tồn và các thế hệ mai sau để thực hiện thì mới mong thành công. 

Tác giả: Ngô Đỗ Trường Long (tên hiệu Đường Long)

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture