pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

CON ĐƯỜNG CỦA NỀN VÕ HỌC VIỆT NAM

08:32:0918/08/2019

CON ĐƯỜNG CỦA NỀN VÕ HỌC VIỆT NAM

(Phần thứ nhất)

       Võ học ẩn chứa trong Văn học, Văn học ẩn tàng trong Võ học và mối quan hệ biện chứng đó là một bộ phận quan trọng của một nền văn minh. Mà nền văn minh thì còn có nhiều giá trị khác rất quan trọng và mang tính căn bản. Vậy nên học Võ cũng chính là học về văn minh, văn hóa chính thống của cha ông. Bởi vì, Võ học cũng bao hàm trong nó tất cả những tinh hoa của văn hóa dân tộc mà một người Việt cần phải có. Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Vũ trụ và Viện Triết học Phát triển đã từng phát biểu như sau: “Văn hiến bằng Văn học cộng Võ học, hai cái này không thể thiếu nhau và cũng không thể nào bước lệch nhau, mà nó phải bước đều bước, nhịp đều nhịp để tiến về phía trước, nếu xuất hiện bất cứ sự thiên lệch nào cũng đều dẫn đến sự thất bại của một cuộc hành trình. Nó phải giống như hai cánh tay của một người hay như hai cánh của một con chim.”

      Gốc rễ của nền văn hóa chính là nền tảng đạo đức và phương thức thực hiện đạo đức đó của nền văn hóa ấy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ. Đạo đức được xem là trái tim của văn hóa. Sự tiến bộ của đạo đức là cái không thể thiếu được trong sự tiến bộ chung của xã hội. Đạo đức là lĩnh vực văn hóa tinh thần rất quan trọng của con người và xã hội. Đạo đức của dân tộc Việt Nam gồm rất nhiều tính cách, nhưng cũng thoát ra khỏi bản chất Vô Cực, Thái Cực, Âm Dương, Bát Quái, Ngũ Hành, vì những yếu tố này cấu thành nên vạn sự vạn vật và tác động đến sự phát triển của mọi thứ trong vũ trụ này và nó cũng là yếu tốt cấu thành những giá trị trong Võ học. Bời vì, Võ học và đạo đức là hai yếu tố luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Có võ mà không có đạo đức thì sẽ trở thành mối họa của quốc gia, nhân dân và giới võ lâm. Đạo được hiểu là quy luật vận hành của vũ trụ, còn đức là dựa theo quy luật vận hành của vũ trụ mà làm việc. Vạn vật do đạo sinh ra và dựa vào đức mà tồn tại, cho nên Võ học cũng như vậy. Do vậy, Võ học phải lấy tôn đạo trọng đức làm nguyên lý căn bản để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, mà người luyện võ luôn luôn nuôi dưỡng và duy trì đạo đức, khi nào tách rời nó thì lúc đó họ sẽ không còn đi đúng con đường chính đạo.

      Thế giới Võ học không có môn võ nào giỏi hơn môn võ nào mà cốt yếu là ở người lĩnh hội nó, người đó phải luôn luôn luyện tập võ thuật và tu dưỡng võ đạo mới có thể hiểu và phát huy triệt để tinh hoa của môn võ đó. Con người có thể chia giàu nghèo, địa lý có thể phân bắc năm và Võ học có thể chia môn phái nhưng tâm của người luyện võ phải đoàn kết. Bởi vì, đoàn kết chính là yếu tố cấu thành mọi sự thành công của một sự nghiệp chung, Viện trưởng Viện Võ học Việt Nam, tiến sĩ Phạm Đình Phong đã phát biểu như sau: “Đất nước đã thống nhất, nhưng nền võ học vẫn chưa thống nhất. Sự thống nhất của nền Võ học Việt Nam là điều cần thiết và tất yếu, sự thống nhất được bắt nguồn từ lòng đoàn kết và lòng tin tưởng sắt đá vào sự nghiệp chung của dân tộc thông qua những hành động và việc làm cụ thể nhưng đầy tâm huyết của các Lão Võ sư, Võ sư và những người hoạt động, những người đam mê, yêu thích Võ học dân tộc Việt Nam”. Về bản chất mỗi con người đều có cái tôi cá nhân rất lớn, nhưng chúng ta cần phải hình thành nên cái ta đoàn kết và thống nhất, với lòng tin tưởng và sự thông cảm. Trong lịch sử Việt Nam, sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác cũng chính là sự giao lưu Võ học giữa các nước với nhau. Tiêu biểu là sự giao lưu giữa các nền Võ học như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, điểm đặc biệt nhất là sự kết nối giữa Võ học với các giá trị tinh hoa của các tôn giáo để kiến lập nên những giá trị mới trong Võ học. Võ học là sự kiến tạo hòa bình và ngăn chặn bạo lực, nêu cao tinh thần thượng võ để hướng con người đi theo Chân – Thiện – Mỹ. Những tôn giáo cụ thể mà nền Võ học Việt Nam hoặc các nền Võ học khác ở phương Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc đó là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Nền Võ học Việt Nam đã, đang và sẽ mở rộng cửa để đón nhận sự giao lưu với các nền Võ học của thế giới, nhưng phải trên nguyên tắc tôn trọng cái đặc thù và nguyên tắc hội nhập không hòa tan, tác động của bối cảnh thời đại ngày nay lên nền Võ học trước hết ở sự va chạm và giao thoa của những cách tiếp cận khác nhau trong nhận thức và ứng xử văn hóa, trong việc xác lập những chuẩn mực, những giá trị một mặt đảm bảo sự cân bằng đa nền Võ học, mặt khác buộc hệ thống chính trị cũng phải điều chỉnh, đổi mới, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của hội nhập, trước hết là hội nhập kinh tế, và cùng với nó là giao lưu Võ học, tiếp thu và tiếp biến giá trị. Hệ thống chính trị chỉ tỏ ra có hiệu quả nếu vận hành trong mối quan hệ hài hòa với các thành tố xã hội, nhất là lĩnh vực Võ học và lĩnh vực Văn hóa, là lĩnh vực chịu tác động của toàn cầu hóa hết sức nhanh chóng và có tính lan tỏa.

      Vì để bảo vệ Võ học chính thống của Việt Nam cần có đầy đủ những nguồn lực chính yếu, như Viện trưởng Viện Mật mã Vũ trụ Phạm Quốc Kiệt từng phát biểu: “Giá trị của nền Võ học Việt Nam là không thể và không bao giờ định giá được cho nó, bởi vì đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, một giá trị mà bao gồm cả tình phi vật thể và tình vật thể ở trong đó. Nền Võ học Việt Nam đủ sức và có khả năng vượt xa hơn các nền võ học khác của thế giới khi có đầy đủ các nguồn lực cần thiết, đặc biệt nhất là nguồn lực con người đầy tâm huyết và trí tuệ kết hợp với nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác”. Đúng vậy, mặc dù các nguồn lực khác rất quan trọng, nhưng suy cho đến cùng thì nguồn nhân lực vẫn là yếu tố quyết định nhất, những con người đó phải có sự tâm huyết, sự trung thành, lóng đoàn kết, lòng tin tưởng và lòng khoan dung thì mới có thể phục hưng được nền Võ học Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay để tạo ra bước nhảy vọt cho nền Võ học trong tương lai. Tất cả giới võ lâm Việt Nam và những người dân Việt Nam dù muốn hay không thì cuối cùng vẫn phải nắm lấy sứ mệnh đó, đó là sứ mệnh quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh kế thừa, bảo tồn, phục hưng và phát huy nền Võ học của dân tộc Việt Nam. Sứ mệnh này một hai người không thể nào làm được, sứ mệnh đó cần tất cả mọi người chung tay mà từng bước hoàn thành, hãy gát lại thù riêng, lợi ích riêng, để hướng đến sứ mệnh chung, lợi ích chung, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: “Hãy gát lại quá khứ, để hướng đến tương lai”. Cần thiết nhất là nền Võ học Việt Nam cần phải nêu cao hơn nữa tinh thần khoan dung như UNESCO đã công bố trong văn kiện của mình về sự khoan dung năm 1996, như sau: “thứ nhất, khoan dung là sự tôn trọng và đánh giá cao tính đa dạng, phong phú của các nền văn hóa, của những phương thức biểu hiện phẩm chất con người, được khuyến khích bằng tri thức, sự cởi mở, giao tiếp, tự do tư tưởng và niềm tin, nói khác đi, hòa hợp trong sự khác biệt; thứ hai, khoan dung vượt ra khỏi tính quy định về đạo đức, dần dần mang ý nghĩa của một yêu cầu chính trị và pháp quyền, trở thành một yếu tố chủ đạo góp phần thay thế văn hóa chiến tranh bằng văn hóa hòa bình; thứ ba, khoan dung không phải là sự nhượng bộ, mà là một thái độ ứng xử tích cực xuất phát từ việc thừa nhận các quyền phổ quát của con người, trước hết là quyền sống và quyền tự do, không áp đặt hệ giá trị và quan điểm của mình lên người khác; thứ tư, hình thành thiết chế xã hội bảo đảm điều kiện tối đa cho cá nhân phát huy tính sáng tạo của mình, do đó khoan dung bác bỏ chủ nghĩa giáo điều và nền chuyên chế trong hoạt động của con người; thứ năm, khoan dung trong thế giới hôm nay cũng cần tính đến sự cộng hưởng và chấp nhận lẫn nhau để cùng chung sống vì một tương lai không có xung đột, chiến tranh”(1). Hãy lưu ý, sự khoan dung khác với việc “chú cừu Dolly - sự sinh sản vô tính trong nền Võ học”, hiểu theo nghĩa sự đồng hóa và đánh mất cái Tôi dân tộc trong cơn sóng triều toàn cầu hóa nền Võ học.

      Nền Võ học Việt Nam đã được xây dựng, bổ sung và phát triển hàng ngàn năm nay, trải qua bao thế hệ người Việt đã góp phần tạo nên một nền Võ học có thể đứng ngang hàng với những nền võ học của các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc. Cho nên khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà bỏ qua nền Võ học là một sự thiếu sót rất lớn, rất nhiều sách viết về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước luôn mắc phải sự hạn chế này. Nền Võ học Việt Nam đã góp một phần rất lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhưng tại các trường từ tiểu học, trung học, phổ thông cho tới đại học rất ít hoặc thậm chí không được đề cập đến. Chính điều đó đã làm cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ có sự đánh giá rất sai lệch về nền Võ học Việt Nam, khiến cho võ thuật Việt Nam không thể trở nên vinh quang với giá trị thực sự của nó. Đó là vì chúng ta chưa xác định được bản sắc của chính mình, hiểu như cái bản chất đặc trưng của mỗi dân tộc, sự thể hiện đó về mặt lịch sử tạo nên một con đường trải từ quá khứ đến hiện tại, kết nối cái đã qua và cái đang tồn tại, hình thành một dòng chảy không phân chia giữa các yếu tố góp phần tôn vinh và khẳng định thế đứng của dân tộc trong một thế giới đa dạng, hay có thể nói là đa bản sắc nhưng thống nhất vì mục tiêu chung, mang ý nghĩa nhân loại.

      Thể hiện ở Võ học chính tông là cương nhu phối hợp, giữa các chiêu thức và kỹ thuật, kỹ năng, giữa nội công và ngoại kình, giữa cơ, gân và khớp, giữa lực, tâm, khí và ý để nhằm đạt đến cảnh giới cao hơn của Võ học. Người luyện võ gồm cả cương nhu sẽ thể hiện ra ngoài là một người đạo đức cao nhưng vẫn rất uyển chuyển khéo léo, lịch thiệp trong giao tiếp trong khi vẫn có cái uy đủ để chấn nhiếp đối thủ mà không phải động võ. Luyện võ không chỉ dừng lại ở việc lên thượng đài, mà phải vượt qua khỏi điều đó đạt đến không cầu thắng bại, có thể bây giờ một người võ sĩ nào đó vô địch thiên hạ đến thắng vạn người rồi cuối cùng nếu không có trong mình đạo đức của vũ trụ và nhân sinh thì sớm muộn cũng bị nhân sinh tẩy chay, vũ trụ tẩy diệt.

      Nền học thuật hiện đại tâm trung chú trọng nhiều vào công nghệ, kỹ thuật...  mà ít khi quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của tinh thần và cảm xúc con người nên mới có chiến tranh, mới có những kẻ võ biền ức hiếp kẻ khác... mặt khác, sự xung đột văn hóa cũng dẫn đến xung đột quân sự và cuộc sống mưu sinh cũng khiến cho con người không đủ khả năng để quan tâm đặc biệt đến sự phát triển tâm thức và tinh thần. Trong khi đó Võ học vừa đi đúng con đường trung đạo để kiến tạo hòa bình, chính là từ trong việc rèn luyện võ thuật với một yêu cầu khắt khe về tâm tính mà tạo ra một thế hệ võ nhân có năng lực trùm đời trong khi vẫn có trình độ văn hóa cao và đạo đức khiêm tốn.

       Chính những người này mới là những người thực sự có thể bảo vệ nước Việt khỏi họa xâm lăng cả về súng đạn và văn hóa. Họ mới là người có thể lưu giữ nét đẹp truyền thống được gọi là linh hồn của dân tộc Việt Nam, người giúp cho con cháu chúng ta sau này còn nói được tiếng Việt và biết tôn trọng lễ nghĩa, thờ cúng tổ tiên, bảo vệ và phát huy nền Võ học dân tộc Việt Nam... Mất đi những thứ đó, sẽ không còn cái gọi là dân Việt, nước Việt.

Tác giả: Ngô Đỗ Trường Long (tên hiệu Đường Long)

Tài liệu tham khảo:

(1) UNESCO: Tạp chí “Người đưa tin”, tháng 3/1996; bản tiếng Việt, tr. 34; http//www.unesco.org/tolerance/report.htm

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture