pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

ĐẶC SAN Y - VÕ

15:58:5511/12/2018

 Y - VÕ - DƯỠNG SINH CỦA DÂN TỘC – MỘT “DI SẢN” VÔ GIÁ, THIÊNG LIÊNG, THIẾT YẾU CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN, TRUYỀN THỪA CHO HÔM NAY VÀ MAI SAU

                                                                                                  PHẠM ĐÌNH PHONG 

                                                                        VIỆN TRƯỞNG VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM

                                                                        

       Việt Nam là một trong số rất ít Quốc gia trên Thế giới có nền Võ học lâu đời cùng song hành với nền Văn học tạo nên truyền thống Văn hóa đặc trưng, vừa mang tính chiến đấu sắc bén vừa thể hiện tinh thần nhân văn cao thượng (Tinh Thần Thượng Võ), gắn liền với công cuộc trường chinh dựng nước, giữ nước, chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Đã hun đúc truyền thống, lịch sử Võ học oai hùng, bí quyết võ công siêu việt và sản sinh các bậc anh hùng dân tộc đại võ công, Tiến sĩ võ, Cử nhân võ, Tú tài võ, Phó bảng võ, Võ sư, danh nhân Võ học kiệt xuất qua các thời đại và có công lớn với đất nước. Nhiều di sản, di chỉ, địa danh Võ học nổi tiếng, nhiều Dòng tộc uyên bác cả Văn lẫn Võ, Môn phái võ lừng danh từ Bắc vào Nam.

      Đặc biệt là kho tàng các bí quyết, tuyệt kỹ, tinh hoa Võ học đồ sộ, uyên bác, bao gồm cả hệ thống hoàn bị, biến hóa và hiếm có trên thế giới như: Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Miếu, Võ Thuật, Võ Cử, Võ - Y (Y - Võ), Võ Nhạc, Võ Phục...

     Trong đó, lĩnh vực Y - Võ, pháp thuật “Tầm kinh điểm huyệt, giải cứu huyệt đạo”, nhất là các tử huyệt, trọng huyệt. Các bài, vị thuốc võ công hiệu  và các bí quyết xử lý, phòng tránh, cứu chữa, giải tỏa chuyên sâu về huyệt đạo là một trong những lĩnh vực thiết yếu, độc đáo ra đời khá sớm cùng với nền Y học cổ truyền dân tộc và Võ cổ truyền dân tộc, được Tổ Tiên ta đặc biệt coi trọng và áp dụng triệt để trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi nó không chỉ có “sứ mệnh” giúp các chiến binh phòng tránh, xử lý và tự giải cứu các tổn thương khi đang chiến đấu trên chiến trường (trước đây chủ yếu đánh cận chiến bằng võ công kết hợp với binh khí, nên rất dễ bị thương tổn) mà còn là bộ môn chuyên sâu chữa trị, giải cứu, xử lý về huyệt đạo, chỉnh nắn cơ xương khớp, cột sống và trật đả cốt khoa theo phương pháp sử dụng những bài, vị thuốc cổ truyền dân tộc kết hợp với thủ thuật day, nắn, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, giải huyệt cực kỳ hiệu nghiệm, ít tốn kém và không bị tác dụng phụ, góp phần giảm thiểu bệnh tật, tăng cường sức khỏe, cải thiện thể trạng, nâng cao tinh thần, dũng khí và tầm vóc người Việt Nam.

     Trước đây, hầu hết các vị Võ tướng, Chỉ huy quân sự, Võ sư và cả các Chiến binh, Võ sĩ đều rất am tường, thông giỏi về Y - Võ và thuật Dưỡng sinh, về thuốc võ, nhất là các bí pháp “Tầm kinh điểm huyệt, thủ thuật giải cứu huyệt đạo” để tự xử lý, điều chữa cho bản thân mình khi bị thọ thương và hướng dẫn việc phòng tránh, cứu chữa cho người khác. Đặc biệt phải tự cứu chữa, xử lý khi bị trúng thương, bị kẻ thù điểm, đâm, đánh vào trọng huyệt, bị té ngã trong lúc đang chiến đấu trên chiến trường.

     Nhưng sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, lĩnh vực này đã bị bỏ rơi, chuyển sang chú trọng phát triển Tây y làm cho bộ môn Y - Võ - Dưỡng sinh của dân tộc dần dần bị mai một, xem nhẹ. 

     Trước thực trạng này, trong những năm đảm trách PCT kiêm Trưởng Ban nghiên cứu Khoa học Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam, chúng tôi đã đệ trình Đề án “Nghiên cứu, bảo tồn các di sản và tinh hoa Võ học của dân tộc” và Đề án “Xây dựng lộ trình nâng Võ Việt Nam trở thành môn võ có đẳng cấp Quốc tế”, trong đó có việc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, kế thừa các giá trị tuyệt diệu của Y - Võ - Dưỡng sinh. Nhưng rồi thời gian qua nhanh, các Đề án chưa được triển khai, dần dần các bậc tiền bối về Y - Võ qua đời gần hết, nguồn tư liệu, “bảo bối” về  Y - Võ bị mất mát, thất lạc quá lớn, các Bộ - Ngành chức năng bỏ bê không chú trọng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.

      Một điều lo lắng không kém là hiện nay do phần nhiều thầy võ trẻ chưa am hiểu về phương cách phòng tránh, xử lý, sơ cứu khi võ sĩ thi đấu bị chấn thương huyệt đạo, cột sống lưng, cổ, bị bong gân, trật khớp…và môn sinh bị thương tổn do tập luyện quá sức, sai phương pháp nên để lại nhiều di chứng, bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số tài năng võ thuật trẻ buộc phải từ bỏ võ nghiệp.

     Ý thức được tầm quan trọng và sự cấp thiết nói trên, đầu năm 2017 chúng tôi hợp tác có hiệu quả trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau giữa Hội Đông y TP.HCM với Viện Võ học Việt Nam, trực tiếp là Trung tâm Phát triển Y - Võ và Dưỡng sinh, vận động một số vị Chuyên gia, TS, Thạc sĩ, Bác sĩ, Lương y, Võ sư tâm huyết, chuyên sâu về các lĩnh vực này để mở những khóa học đầu tiên. Trong thời gian đầu, Trung tâm Phát triển Y - Võ và Dưỡng sinh Dân tộc để tổ chức các Khóa học mang lại hiệu quả thiết thực được các học viên tiếp thu, ứng dụng rất tốt.

     Chúng tôi tâm nguyện, cho dù khó khăn, thiếu thốn hay trở ngại như thế nào đi nữa cũng quyết duy trì, tiếp nối không để “di sản” Y - Võ - Dưỡng sinh vô giá, thiêng liêng của dân tộc.

     Tuy mới mở được 7 khóa (Kể cả ở Cần Thơ) với hơn 300 học viên - một con số quá nhỏ so với yêu cầu cấp thiết, rộng lớn hiện nay của xã hội, nhất là trong các lĩnh vực Thể thao, Võ thuật, nhưng “có còn hơn không” và hy vọng các “Truyền nhân nối nghiệp Y – Võ và thuật Dưỡng sinh của Ông Cha” sẽ là những “hạt nhân” nòng cốt góp phần vào việc gìn giữ, tôn vinh, kế thừa, truyền bá vốn quý ngàn đời của Dân tộc Việt Nam. Đồng thời tích cực vận động những người yêu thích bộ môn Y - Võ - Dưỡng sinh cùng nhau nghiên cứu, học tập, ứng dụng và quảng bá rộng rãi hơn nữa, góp phần lưu truyền cho các thế hệ mai sau tự hào, tiếp nối truyền thống Y học và Võ học cổ truyền Việt Nam nói chung và Y - Võ - Dưỡng sinh nói riêng, đúng như lời dạy của Đại danh y Tuệ Tĩnh: “Nam dược trị Nam nhân” (Người nước Nam nên chữa trị bằng thuốc Nam).

 

 

 

 

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture