pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÕ HỌC DÂN TỘC

19:49:1205/10/2019

VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÕ HỌC DÂN TỘC

(DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐÃ BIẾT VÕ VÀ CHƯA BIẾT VÕ)

 

      Từ ngàn xưa, Tổ tiên ta đã tạo dựng chương trình giảng dạy “Lịch sử Võ học dân tộc”, trong đó có dạy võ tự vệ phòng thân kết hợp với võ chiến đấu sắc bén, cao diệu và hướng dẫn thực hành việc phòng tránh, xử lý, chữa trị về thuật Y – Võ – Dưỡng sinh cực kỳ thiết thân, công hiệu nhằm giúp mọi người vừa am hiểu sâu sắc Lịch sử, truyền thống, bí quyết, tuyệt kỹ và sức mạnh Võ học của dân tộc. Đồng thời chủ động phòng tránh, xử lý, tự giải cứu các huyệt đạo khi bị thọ thương (bị đối phương điểm huyệt, nhất là các tử huyệt, bị đâm, đánh, đá, té ngã...) để cứu chữa, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khí lực, nâng cao sức khỏe, chiến đấu dũng mãnh, kéo dài tuổi thọ…

     Vừa qua, Viện Nghiên cứu – Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam đã giảng dạy thí điểm, hướng dẫn thực hành VÕ HỌC cho một số Trường, Đơn vị, mở nhiều lớp giảng dạy về chuyên ngành Y – VÕ VÀ THUẬT DƯỠNG SINH CỦA DÂN TỘC… được các vị Lãnh đạo, quý nhà Nghiên cứu, giảng dạy về các lĩnh vực Giáo dục, Văn hóa, Lịch sử, Võ học và các Võ sư, HLV, Môn sinh, SV, HS quan tâm đánh giá cao. Mới đây, Viện cũng đã thành lập CLB Võ tự vệ HỌC ĐƯỜNG , CLB Võ học dành cho NGƯỜI KHUYẾT TẬT – TRẺ MỒ CÔI.

     Chương trình giảng dạy linh hoạt (ngắn ngày, dài ngày) và phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực cụ thể.       

 LỜI NÓI ĐẦU

     Truyền thống thượng võ oai hùng, lịch sử Võ học vĩ đại, bí quyết võ công siêu việt, được Tổ tiên ta tạo dựng, bồi đắp bằng cả trí tuệ lẫn xương máu và đã nâng lên thành tinh hoa Văn hóa, sức mạnh VN, góp phần quan trọng đánh tan tất cả các đế chế xâm lược có binh đông, tướng giỏi, võ công độc hiểm nhất qua các thời đại, giữ vững chủ quyền, thống nhất đất nước. Nền Võ học thiêng liêng ấy, đã được minh chứng trong tác phẩm “LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM”, xuất bản tháng 6/ 2012, dày 800 trang do tác giả Phạm Phong biên soạn đã được Liên Minh Kỷ lục Thế giới tôn vinh trao bằng xác lập Kỷ lục “Công trình biên soạn và chuyển ngữ tiếng nước ngoài đầu tiên trên Thế giới”.

     Riêng lĩnh vực Giáo dục, Đào tạo, đất nước ta đã sớm hình thành hệ thống Giáo dục, xây dựng các trường dạy Võ học bên cạnh các trường dạy Văn học. Nhờ vậy, nên đã đào tạo vô số các võ tướng, võ quan, Tiến sĩ võ, Cử nhân võ, Tú tài võ, Phó bảng võ… và là một trong số rất ít nước trên thế giới (chỉ có Trung Quốc, VN, Hàn Quốc, Nhật) có nền Võ học hoàn chỉnh, uyên bác, lâu đời. Nhưng các nước kia đã đưa Lịch sử Võ học và Võ thuật cổ truyền vào giảng dạy chính thức trong Trường học, Quân đội từ rất lâu, tạo thành sức mạnh, niềm tự hào Quốc gia và nâng lên thành “bá chủ” thế giới.    

    Để trang bị cho SV, HS, Môn sinh những kiến thức cơ bản về LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM GẮN VỚI VÕ TỰ VỆ PHÒNG THÂN VÀ VÕ CHIẾN ĐẤU CAO DIỆU CỦA DÂN TỘC, nhằm giúp các em hiểu biết có hệ thống về nguồn cội, truyền thống, lịch sử, bí quyết, tuyệt kỹ và tinh hoa độc đáo của Ông Cha ta mà nhiều Quốc gia khác không có, để các em tự hào, tôn trọng, tiếp nối và truyền thụ cho các thế hệ kế tiếp, góp phần nâng cao sức khỏe, dũng khí, lòng yêu nước và không bị đồng hóa, hòa tan, mất gốc.

 

BÀI 1

ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT

GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ “LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM”

KẾT HỢP VỚI VÕ THUẬT TỰ VỆ PHÒNG THÂN GẮN VỚI VÕ CHIẾN ĐẤU CHỐNG TRẢ, GIẢI CỨU, XỬ LÝ KHI BỊ TẤN CÔNG

 

PHẦN MỘT (LÝ THUYẾT) 

CHƯƠNG MỘT

VÕ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

Mục I  

     Những tiền đề về Lịch sử - Văn hóa - Xã hội, liên quan trực tiếp đến nguồn gốc ra đời của VÕ DÂN TỘC ở nước ta. 

Mục II     

     Quá trình phát triển và những thăng trầm của VÕ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

     1/  Nguồn gốc sơ khai (Những yếu tố cơ bản cấu thành võ dân tộc)

     2/  Giai đoạn định hình và phát triển

     3/  Thời kỳ nâng cao và hoàn thiện

     4/  Giai đoạn suy yếu và chia cắt

     5/  Thời kỳ phục hưng và hội nhập quốc tế 

 Mục III

     Các bậc Tổ nghiệp, Tiên Đế, anh hùng dân tộc đại võ công, Tiến sĩ võ, Cử nhân võ, Tú tài võ, Võ sư lõi lạc, có công lớn với đất nước qua các triều đại…

Mục IV

     Những di chỉ nổi tiếng về võ học, vùng đất võ, dòng tộc uyên bác cả văn lẫn võ, môn phái võ lừng danh Nước Việt

     1/  Vùng đất phía Bắc

     2/  Vùng đất Kinh thành Thăng Long – Hà Nội

     3/  Vùng đất Bắc Trung Bộ

     4/  Vùng đất Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

     5/  Vùng đất Sài Gòn – Gia Định (nay là TP. Hồ Chí Minh)

     6/  Vùng đất Miền Đông Nam Bộ

     7/  Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Mục V

     Quá trình du nhập, phát triển võ Việt Nam đến các nước trên thế giới

     1/  Con đường “xuất ngoại” của võ Việt  

     2/  Tiến trình giao lưu, phát triển của võ Việt                   

 

CHƯƠNG HAI

HỆ THỐNG VÕ HỌC VIỆT NAM 

Mục I

     Nội dung cơ bản của VÕ LÝ

     1/  Vận dụng triệt để Học thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành, Bát Quái… của phương Đông

     2/  Vận dụng các nguyên lý, định luật về Triết học cổ điển, Vận trù học, Thiền học, Y học cổ truyền, Kinh dịch… phương Đông

     3/  Vận dụng những luận thuyết, tiêu thức, bí quyết, tuyệt kỹ võ công của dân tộc, kinh nghiệm trong sử dụng Binh pháp, Võ lược và các trận chiến thắng oanh liệt kẻ thù xâm lược của Tổ tiên ta

     4/  Các thiết chế, khoa, trường, hệ thống giáo dục, qui trình thi cử, bổ nhiệm, học vị, cấp chức… về lĩnh vực đào tạo nhân tài Võ học qua các triều đại (VÕ CỬ)

Mục II

     Nội dung cơ bản của VÕ LỄ   

Mục III

     Nội dung cơ bản của VÕ ĐẠO  

Mục IV

     Nội dung cơ bản của VÕ KINH  

Mục V

Nội dung cơ bản của VÕ TRẬN  

Mục VI

     Nội dung cơ bản của VÕ THUẬT (bao gồm Quyền thuật và Binh khí)

VỀ QUYỀN THUẬT 

     Các nội dung, tiêu thức, qui trình cơ bản của Quyền thuật

     1/  Cơ sở lý luận và những đặc trưng cơ bản của Quyền thuật

     2/  Học thuyết Âm – Dương… và những nền tảng cấu trúc của Quyền thuật 

     3/  Phương pháp và nguyên lý vận hành các bộ pháp      

     4/  Những chiêu thức căn bản và kỹ thuật luyện bộ chân

     5/  Phương pháp luyện tập và vận hành bộ tay

     6/  Qui trình luyện tập các bộ phận cơ năng trên thân thể…

     7/  Những đặc tính chiến đấu sắc bén của võ dân tộc…

     8/  Kỹ thuật tập phối hợp giữa bộ tay và bộ chân… 

     9/  Phương pháp luyện khí pháp, nhãn pháp…

     10/  Phương pháp tu luyện tâm pháp, thần pháp...

     11/  Phương pháp luyện tập nội công và ngoại công…

     12/  Tuyệt tác của các bài “Thiệu cổ” VN và những bí pháp thần diệu, biến hóa khôn lường của Quyền thuật nước ta.

VỀ BINH KHÍ 

     Các nội dung, tiêu thức, qui trình cơ bản của Binh khí

     1/  Giai đoạn đầu dựng nước và giữ nước

     2/  Giai đoạn đấu tranh giành độc lập, tự chủ

     3/  Thời kỳ hoàn thiện các chủng loại Binh khí đặc dụng, tinh xảo

     4/  Tuyệt tác của các bài “Thiệu Cổ” VN và những công năng, bí quyết mang tính sát thương cao cuûa moät soá moân Binh khí chiến đấu sở trường, siêu đẳng của nước ta (có khả năng vô hiệu hóa các chiến khí độc hiểm của đối phương).

Mục VII

     Nội dung cơ bản của Y -

     1/  Những Học thuyết, nguyên lý cơ bản ứng dụng trong Y - Võ

     2/  Một số phương pháp, liệu pháp chủ trị trong Y - Võ

     3/  Phương pháp “tầm kinh điểm huyệt” và bí quyết “giải tỏa huyệt đạo”

     4/  Những vị thuốc, bài thuốc và công năng của Y – Võ trong điều chữa trật đả, nội thương, nhất là bị tổn thương các trọng huyệt dẫn đến tàn phế, chết người.

      5/  Phương pháp chỉnh nắn xương khớp – cột sống và cấp cứu. Xoa bóp, bấm huyệt và thuật Dưỡng sinh của Dân tộc.

Mục VIII

      Nội dung và cấu trúc cơ bản của VÕ NHẠC

      Bộ trường thiên Võ Nhạc (hay còn gọi VÕ TRỐNG TRẬN TÂY SƠN) là tuyệt tác có một không hai trên thế giới.

Mục IX

     Nội dung và các thiết chế cơ bản của VÕ MIẾU

     *   TỔNG LUẬN NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI GIẢNG 

     *   GỢI Ý VÀ GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI CẦN THIẾT (HỎI – ĐÁP)

     Toàn bộ các nội dung trên đây được minh họa bằng hình ảnh trên máy chiếu, giúp người học theo dõi, ghi chép và hệ thống đầy đủ, chính xác.

PHẦN HAI (THỰC HÀNH)          

I.VỀ TRUYỀN DẠY CẤP TỐC

     1/ Truyền dạy một số đòn thế tự vệ kết hợp với chống trả, giải cứu hữu hiệu khi bị tấn công, cướp giật, hãm hiếp, quấy rối tình dục...

     2/ Truyền dạy một số chiêu thức cơ bản của võ dân tộc (phòng tránh chấn thương, trúng huyệt, tăng sức lực), để ứng dụng trong chiến đấu, giao đấu... khi hữu sự.

     3/ Thị phạm một số tinh hoa, kỹ năng đặc thù của võ dân tộc, để người học hiểu biết, phân biệt được sự khác nhau giữa võ VN với võ nước ngoài (nhất là võ của Trung Hoa – Môn võ đã du nhập vào nước ta khá lâu), nhằm giúp SV, HS, Môn sinh tự hào về truyền thống, sức mạnh võ công của dân tộc để bảo vệ, nối tiếp và không bị nhầm lẫn với các môn võ ngoại, võ “tổng hợp” đang truyền dạy tràn lan ở nước ta.

 

II.VỀ NỘI DUNG TRUYỀN DẠY CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO

     1/ Truyền dạy các kỹ - chiến thuật, phương pháp, công năng, kiến thức căn bản và nâng cao về võ dân tộc (trong đó có võ chiến đấu mà trước đây Tổ tiên ta truyền dạy cho chiến binh để chiến đấu với kẻ thù xâm lược), giúp người học tham gia thi đấu, biểu diễn và tăng cường sức khỏe, tầm vóc, dũng khí, góp phần nâng cao chất lượng học tập và tự tin chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khi hữu sự.

     2/ Truyền dạy một số bài Quyền thuật, bài Binh khí tiêu biểu, chính thống của Tổ tiên (Những bài có lời Thiệu cổ bằng chữ Hán, chữ Nôm được Viện NC Hán – Nôm và Cơ quan quản lý Khoa học – Công nghệ xác thực), để gìn giữ bản sắc, cội nguồn võ Việt không bị tan biến theo các dòng võ khác. Đồng thời tham gia giao lưu, giới thiệu tinh hoa độc đáo của võ Việt Nam với bạn bè quốc tế và truyền dạy lại cho các môn sinh, cho SV, HS và người yêu thích võ Dân tộc. 

                                                     

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:     

VP Viện Võ học Việt Nam. Số 234 – Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

Số ĐT: 0903876699. Email: phamdinhphong@gmail.com

Để biết thêm chi tiết xin truy cập Website: www.vienvohocvietnam.vn

                                                                                     

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture