pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

 KỶ NIỆM 9 NĂM NGÀY RA ĐỜI CÔNG TRÌNH SÁCH LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM (2012 – 2021)

20:53:0905/09/2020

 TỰ HÀO ĐẤT NƯỚC CÓ NỀN VÕ HỌC OAI HÙNG LẪN NỀN VĂN HỌC UYÊN BÁC

Sau 4 năm làm Chủ nhiệm Đề tài khoa học đầu tiên cả nước về lĩnh vực Võ Dân tộc và Chủ biên công trình sách Bước đầu nghiên cứu Nguồn gốc - Đặc trưng Võ cổ truyền Bình Định (1997 – 2000). Sách dày gần 500 trang, in khổ lớn trang trọng, được Hội đồng Khoa học xếp hạng: Công trình xuất sắc, tác giả Phạm Đình Phong đã biết được nước ta không chỉ có Võ cổ truyền Dân tộc, mà còn có cả nền Võ học oai hùng, uyên bác, lâu đời bao gồm: Cội nguồn, truyền thống, lịch sử Võ học hòa quyện, song hành cùng lịch sử Văn học tạo nên nền Văn hóa thiêng liêng, bất tử và luôn gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước, chiến đấu chống ngoại xâm của đất nước với hệ thống Võ học hoàn bị, từ: Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Thuật, Võ Cử, Võ Y, Võ Nhạc, Võ Miếu, Võ Phục... không thua kém nền Võ học của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...nhưng đã bị kẻ thù xâm lược âm mưu xóa bỏ, đồng hóa nên hủy hoại quá lớn rất ít người còn biết đến.

Sau khi hoàn thành Đề tài với tâm nguyện tiếp tục dấn thân đi khắp nơi gặp gỡ các Dòng họ giỏi cả Văn lẫn Võ, Môn phái, Võ sư chân chính, đến các Bảo tàng, Thư viện, Kho lưu trữ tư liệu sưu tầm nguồn sử liệu còn sót lại, biên soạn sách Lịch sử Võ học Việt Nam, tác giả đã tự nguyện xin thôi chức vụ để dành thời gian, tâm sức, tự bỏ tiền cá nhân âm thầm thực hiện trong suốt 12 năm (2001 - 2012). Trong quá trình đi sưu tầm, do ăn uống thiếu thốn, bất thường, nhất là ở vùng sâu, vùng hẻo lánh nên thường bị đổ bệnh (trong đó 1 lần bị tai nạn, 2 lần mổ, phải gián đoạn việc tìm kiếm).

Ngay sau khi ra mắt sách, tác giả đã thành kính dâng lên Quốc Tổ, dâng lên các bậc Tiên Đế, Tổ Nghiệp. Kính tặng quý vị Lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Nước, Chính phủ, các Bộ - Ngành hữu quan để tỏ lòng thành tâm tri ân công lao to lớn của Tiền nhân đã đổ biết bao tâm sức, trí tuệ, xương máu tạo dựng nền Võ học vĩ đại của Dân tộc cho chúng ta thừa hưởng và lưu truyền con cháu muôn đời gìn giữ, tiếp nối.         

Đồng thời thỉnh thị quý vị Lãnh đạo quan tâm chỉ đạo Ngành chức năng sớm tôn vinh võ dân tộc trở thành “Quốc Võ” tương tự như Nhà Tây Sơn đã thể hiện cách nay hơn 200 năm, để kẻ thù kiêng nể và nhắc nhở con cháu khí phách quật cường của dân tộc. Đưa võ dân tộc trở thành “Di sản Văn hóa phi vật thể QG” và cho phép lập hồ sơ đệ trình Tổ chức UNESCO công nhận “Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại” tương tự như võ dân tộc của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Phục dựng lại ngôi Võ Miếu ở Hà Nội bị thực dân Pháp khi xâm chiếm Thành Hà Nội phá hủy (chỉ để lại Văn Miếu QTG), để có nơi thờ phụng, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc Tiền nhân, Anh hùng dân tộc đại võ công, các Võ tướng, Võ quan, chiến binh đã anh dũng hy sinh cho đất nước trường tồn, nhân dân an lạc và giáo dục, nhắc nhở lòng yêu nước, hướng về cội nguồn (lý do đề xuất chọn Hà Nội: mới bị phá bỏ, còn giữ tư liệu gốc, biết rõ vị trí và Thủ Đô ngàn năm Văn hiến cần có cả Văn Miếu lẫn Võ Miếu). 

Tổ chức nghiên cứu, xây dựng Giáo trình đưa các bài võ chính thống của dân tộc vào giảng dạy trong trường học, lực lượng vũ trang, thanh thiếu niên để bảo tồn lâu dài, nâng cao sức chiến đấu, tự hào dân tộc, bảo vệ vững bền đất nước.    

Xây dựng Đề án nâng tầm võ Việt Nam lên thành môn võ có đẳng cấp Quốc tế, để sớm hội nhập, sánh vai các nước có nền Võ học tiên tiến trên Thế giới (nhưng giữ bản sắc, truyền thống dân tộc tương tự như võ các nước).        

Các Đề án này cuối năm 2017, Viện Võ học Việt Nam tiếp tục trình bày với quý vị Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Văn hóa - TT - DL, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Tổng Cục TDTT, UBND TP. Hà Nội tại VP Chính phủ. Chúng tôi vô cùng biết ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đánh giá cao ý nghĩa, sự cấp thiết của các Đề án và chỉ đạo các Bộ, Ngành chức năng chủ trì cùng với Viện Võ học Việt Nam và các Cơ quan hữu trách triển khai thực hiện. Nhưng đến nay, sau gần 3 năm vẫn chưa triển khai được, mặc dù VP Chính phủ đã quan tâm gửi Văn bản yêu cầu đến 2 lần (VB số 8363/VPCP-KGVX ngày 10/8/2017 và VB số 931/VPCP-KGVX ngày 25/01/2018).

Ra đời chưa đầy một năm (ngày 23/04/2013) sách vinh dự được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam thẩm định giá trị và trao bằng xác lập Kỷ lục “Người viết sách Lịch sử Võ học Việt Nam đầu tiên”.

 

 

Tiếp đến ngày 21/09/2013, sau khi thẩm định nội dung sách, Đại học Kỷ lục Thế giới tổ chức trang trọng lễ vinh danh công trình vừa lập Kỷ lục, góp phần tạo nên giá trị Văn hóa, Võ học Việt Nam và đóng góp vào kho tàng Văn hóa, Võ học Thế giới, trao bằng Tiến sĩ Danh dự về Võ học đầu tiên cho tác giả. Đồng thời xét chọn hướng dẫn viết Luận án dựa trên nền tảng chính của công trình Lịch sử Võ học VN và bảo vệ thành công với Hội đồng khoa học.

Ngày 20/05/2014, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học - Nghệ thuật Trung Ương xác nhận: “...Công trình được khảo cứu nghiêm túc, khoa học, công phu, độ dày gần 800 trang, có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo tồn, chấn hưng nền Võ học Việt Nam, góp phần tô thắm những giá trị nhân văn trong Văn học, Nghệ thuật của dân tộc...”.

Ngày 22/08/2015, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) thẩm định nội dung trao bằng xác lập Kỷ lục “Công trình sách Lịch sử Võ học Việt Nam đầu tiên được chuyển ngữ sang tiếng nước ngoài (tiếng Pháp)”.

  

               

Ngày 29/08/2015, Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới tổ chức tôn vinh về những giá trị nghiên cứu khoa học, sáng tạo xuất sắc của công trình Võ học đầu tiên và trao tặng “Đĩa vàng” danh giá ghi nhận sự cống hiến của tác giả.

 

Ngày 07/05/2016, sau thời gian kiểm chứng các tiêu chuẩn, Tổ chức Liên Minh Kỷ lục Thế giới quyết định vinh danh và trao bằng xác lập Kỷ lục “Cuốn sách Lịch sử Võ học đầu tiên trên Thế giới được biên soạn và dịch tiếng nước ngoài (tiếng Pháp)”. Và ngày 03/03/2020 chính thức cấp Thẻ chứng nhận tác giả đạt danh hiệu vô cùng cao quý: Kỷ Lục Gia Thế giới” (World Record Holder).                      

                           

Ngày 25/06/2017, nhân kỷ niệm 5 năm ra đời, tác giả đã tổ chức Tọa đàm giới thiệu Chuyên đề “Lịch sử Võ học dân tộc trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trước đây và sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay” tại Thư viện Quốc gia (Hà Nội), do tác giả và Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giới thiệu. Đến dự có rất đông quý vị Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo các Bộ, Ngành, Nhà nghiên cứu, Võ sư, Nhà văn, Nhà giáo, Nhà báo và người yêu quý võ học Việt Nam.

Sau 9 năm ra đời, tuy có một số bàn tay ganh tị, tìm cách phá hoại không muốn nhân dân và bạn bè Quốc tế hiểu biết, tôn vinh nước ta có Lịch sử Võ học siêu việt từng đánh tan các đại quân xâm lược có binh hùng, võ công độc hiểm nhất qua các thời đại, nên thường tung tin bôi nhọ, xuyên tạc:“Việt Nam làm gì có võ, chủ yếu vay mượn lấy võ nước ngoài.... Nhưng sau khi đọc hết cuốn sách thì nhiều người mới hiểu ra...”.

Tuy vậy, nhưng sách được hầu hết các Nhà nghiên cứu, Khoa học, Giáo dục, Thể thao, Võ thuật, người yêu lịch sử võ Việt, độc giả trong và ngoài nước quan tâm ủng hộ, khen ngợi, giúp đỡ dịch thuật, in ấn, phát hành và đón nhận nhiệt thành ngay từ những ngày đầu xuất bản, nên đã tái bản lần thứ 2 và chuẩn bị tái bản lần thứ 3.

Sách bán được trích đưa vào Quỹ Từ thiện giúp đỡ các Lão Võ sư, môn sinh nghèo, tang tử, các cháu khuyết tật, mồ côi. Hỗ trợ Tôn vinh các Cố Lão Võ sư, Võ sư nghèo. Trao tặng sách cho Bộ đội Hải Quân, Đặc Công, Cảnh sát biển, ủng hộ hiện vật và sách cho CLB “vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”, cho SV, HS nghèo...

TẤM LÒNG CỦA QUÝ VỊ LÃNH ĐẠO, NHÀ NGHIÊN CỨU

NHÀ KHOA HỌC, LÃO VÕ SƯ, ĐỘC GIẢ... DÀNH CHO TÁC GIẢ

Trong 9 năm phát hành sách, tác giả đã nhận được rất nhiều thư, email, điện thoại động viên, khích lệ của quý vị Lãnh đạo, Nhà nghiên cứu, Nhà khoa học, Nhà báo, quý Lão võ sư, Võ sư, Sinh viên, Học sinh và độc giả gần xa. Nhưng do khuôn khổ trang tin có hạn, chúng tôi xin phép đưa lên một số bài.     

 ...Võ cổ truyền Việt Nam trải qua mấy ngàn năm, đã góp phần chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng truyền thống đó chưa được tập hợp thành sử liệu quý báu của đất nước. Trong nhiều năm qua, tác giả Phạm Đình Phong - người con của Bình Định đã dày công đi khắp mọi nơi tìm hiểu, thu thập tư liệu, biên soạn thành sách Lịch sử Võ học Việt Nam. Việc làm này hết sức quý báu, cần được tôn trọng.

Tôi là người rất yêu quý võ dân tộc, kêu gọi những ai là người Việt Nam hãy luôn yêu quý, gìn giữ, luyện tập nâng cao sức khỏe, tiếp bước truyền thống Tổ tiên và sớm truyền bá ra Thế giới...

PGS - TS LÊ BỬU

(Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thể Dục Thể Thao)

...Thật sự đất nước ta có một bề dày Lịch sử Võ học rất đáng trân trọng, tự hào. Lẽ ra các Cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước về Văn hóa phải làm. Rõ ràng nỗ lực của tác giả Phạm Phong, vừa là thành tựu cụ thể, nhưng điều quan trọng hơn đó là sự cảnh báo để các Cơ quan hữu quan vào cuộc.

Chúng ta rất tự hào với nền Văn hóa dân tộc đã để lại nhiều Di sản Văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử lớn được nhân loại công nhận, như:“Văn Miếu Quốc tử giám”, “Nhã nhạc Cung đình Huế”, “Cồng chiên Tây Nguyên”, “Quan họ Bắc Ninh”...Tại sao Võ học Việt Nam không thể là một Di sản - chắc chắn nó phải là một Di sản rất đặc sắc...

Tôi tin rằng những điều đó sẽ trở thành hiện thực, bởi vì nước ta có cả một nền tảng Lịch sử Võ học đồ sộ làm chỗ dựa vững chắc...

 Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC

(Đại biểu Quốc hội - Phó Chủ tịch, TTK Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)

... Sách Lịch sử Võ học Việt Nam là một công trình khoa học lịch sử rất có giá trị. Quá trình nghiên cứu của tác giả Phạm Đình Phong rất công phu. Nếu không có tấm lòng, tình yêu tha thiết Di sản Văn hóa của Ông Cha thì không thể hoàn thành nổi công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ này. Nó xứng đáng là công trình bậc Tiến sĩ sử học hiếm có của lĩnh vực rất ít nhà nghiên cứu nào dấn thân.

Cá nhân tôi với tư cách là người nghiên cứu lịch sử đã theo dõi từ công trình đầu tiên của nhà nghiên cứu Phạm Đình Phong. Mong tác giả tiếp tục cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp bảo tồn, phát triển Di sản Văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc...

 Tiến sĩ Sử học NGUYỄN TẤN HIỂU

(Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định)

...Đây là công trình khảo cứu công phu, quý giá có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ đối với nền Võ học dân tộc mà còn góp phần tô thắm, làm rạng rỡ nền Văn hóa Việt Nam.

Bảo tàng Hồ Chí Minh nhận thấy: Võ dân tộc thực sự là một Di sản quý giá, song đang có nguy cơ mất gốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các Cơ quan có thẩm quyền triển khai những biện pháp cần thiết để bảo tồn, chấn hưng nền Võ học nước nhà, phát huy giá trị và vinh danh võ cổ truyền dân tộc trở thành “Quốc Võ”...

 Tiến sĩ CHU ĐỨC TÍNH

(Nguyên Giám đốc Bảo tàng HỒ CHÍ MINH) 

...Tác giả Phạm Phong vốn mang trong người tâm huyết, đam mê võ cổ truyền dân tộc, nên âm thầm lặn lội xuyên khắp 3 Miền đất nước để tìm tòi nguồn sử liệu, kê cứu, tổng hợp, chọn lọc, biên soạn thành công sách “Lịch sử Võ học Việt Nam”. Một công trình lớn nhất trong Lịch sử Võ học Việt Nam.  

Công trình đã diễn tả đầy đủ từng nội dung Lịch sử Võ học qua nhiều giai đoạn, từ cổ chí kim, bao gồm: Võ học, Võ lý, Võ đức, Võ thuật, Võ Kinh, Võ trận, Võ y, Võ cử, Võ nhạc, Võ Miếu, Võ phục...Những bài Thiệu võ, Quyền thuật, Binh khí, bài thuốc võ, pháp thuật “tầm kinh điểm huyệt, giải huyệt” phiên âm, dịch nghĩa từ chữ Hán, Nôm sang chữ quốc ngữ kèm đồ hình, thị phạm rất độc đáo, dễ hiểu.  

Việc các tổ chức trong nước và quốc tế tôn vinh cuốn sách, hướng dẫn viết luận án, trao bằng Tiến sĩ về lĩnh vực Võ học cho ông là việc làm rất xứng đáng.

Tôi tự hào về quê hương Bình Định đã sản sinh người con ưu tú, một hiền nhân chí nguyện, suốt đời tận tụy với võ dân tộc, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, chấn hưng, truyền bá và lưu lại đời sau...

 ĐẠI VÕ SƯ TÂN TẠO (Tên thường gọi NĂM TẠO)

(Tây Sơn – Bình Định)

...Càng tự hào về truyền thống quật cường, sức mạnh chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc, tôi càng yêu quý, trân trọng những giá trị Võ học thiêng liêng của Tổ tiên đã dày công tạo dựng, nhằm rèn luyện sức khỏe, hun đúc ý chí, dũng lực, tinh thần yêu nước, góp phần nâng lên thành nghệ thuật quân sự để bảo vệ vững chắc đất nước.

...Việt Nam là một trong số rất ít nước trên thế giới có truyền thống lâu đời về Võ học. Ông Phạm Đình Phong đã ý thức được điều đó, nên dành gần trọn cuộc đời để quyết giữ “hồn” Võ Việt, góp sức bảo tồn di sản Văn hóa, tinh hoa của dân tộc, lưu truyền lại cho con cháu mai sau một “kho tàng” Võ học vô giá, nhưng đã và đang bị lãng quên, hòa tan theo các dòng võ ngoại.

Điều thiết thực hơn, là sau khi chuyển ngữ tiếng Pháp sẽ góp phần truyền bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế có cơ sở hiểu biết đầy đủ hơn về truyền thống thượng võ, lịch sử Võ học và sức mạnh võ công vô cùng độc đáo, hiếm có của dân tộc Việt Nam... 

 Đại sứ NGUYỄN QUỐC HÙNG

(Nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp TP.HCM)

 ...Võ học Việt Nam là điểm son chói lọi trong Lịch sử Văn hóa dân tộc. Từ đó lý giải được tại sao một nước nhỏ lại tồn tại, độc lập, giữ được bản sắc của mình qua bao thăng trầm lịch sử, đối chọi và chiến thắng các đại cường quốc từ xưa đến nay.

Tác giả Phạm Phong là người đầu tiên dành trọn tâm sức, quy tập nhiều nguồn tư liệu giá trị, xếp đặt có hệ thống, mạch lạc để kết tinh thành tác phẩm “Lịch sử Võ học Việt Nam” lưu lại các đời sau và quảng bá ra các nước trên Thế giới.

Thật đáng khen ngợi tấm lòng tác giả. Mọi người nên đọc cuốn sách giá trị này...  

GS - TS - BS BÙI DUY TÂM

Chủ tịch Quỹ Gan – Mật Quốc tế.

Chủ tịch Hội Hữu nghị TP.San Francisco (Hoa Kỳ) – TP.HCM (Việt Nam)

 

                                         CỔNG THÔNG TIN “DIỄN ĐÀN VÕ HỌC VIỆT NAM”

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture