pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

MỘT VÀI DẪN CHỨNG THƯỜNG THỂ HIỆN TRONG “BÁI TỔ SƯ” CỦA VÕ HỌC VIỆT NAM

20:48:5304/11/2019

      Võ học là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần kiến tạo nên nền Văn hóa, Lịch sử huy hoàng mang đậm bản sắc dân tộc và sức mạnh của mỗi Quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu, kết tựu giữa các nền Văn hóa với nhau, lĩnh vực Võ học của các nước cũng chịu ảnh hưởng của sự giao thoa, tiếp biến theo xu thế và trào lưu tiến hóa, phát triển chung của Thế giới.

      Một số nền Võ học có Lịch sử lâu đời trên Thế giới, trong đó có nền Võ học Việt Nam vốn dĩ được hình thành từ giai đoạn đầu của thời kỳ lập Quốc và trải qua quá trình dài tồn tại, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến cao diệu và được tôi luyện trong chiến đấu chống ngoại xâm nên đã khẳng định bản sắc và sức sống mãnh liệt, trường tồn trong suốt các cuộc trường chinh dựng nước, giữ nước, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, nhờ vậy nên còn bảo vệ, tiếp nối được “hồn cốt” và không bị đồng hóa, tan biến theo một số dòng võ của các nước đã du nhập vào nước ta khá lâu, trong đó có võ của Trung Hoa.

      Song ở bài viết này, chúng tôi chỉ dẫn chứng vài nội dung chính yếu của Võ Lễ. Trong Võ Lễ có nhiều cấu trúc, tiêu thức hợp thành như: Bái Tổ Sư, đạo đức, phẩm hạnh trong Võ học, cách đối nhân xử thế, tính khí khái của con nhà võ... đặc biệt là cách “bái Tổ Sư”, đây là một biểu hiện mang nhiều ý nghĩa và giá trị sâu sắc xuyên suốt trong các hoạt động, trong đời sống, thái độ và tư cách biểu hiện hằng ngày của người học võ (một tiêu chí bắt buộc thể hiện lễ giáo, hành xử, đạo đức của con nhà võ). Nhưng hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều nhau, thậm chí tranh luận gay gắt về cách “bái Tổ Sư” nào mới là đúng? Mới là của võ dân tộc, nhất là võ dân tộc của một số nước ở Phương Đông?.

      Mỗi nền Võ học, mỗi Dòng võ, mỗi Môn phái đều có những cách chào, cách bái Tổ Sư của riêng mình thể hiện nét đặc thù về Truyền thống Văn hóa, Lịch sử Võ học, chuẩn mực đạo đức riêng của mỗi nước, đặc trưng mỗi Dòng võ, Môn phái. Trong đó, võ dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay thường thể hiện động tác bái Tổ Sư: Thường đứng tư thế nghiêm trang, hai tay chuyển vòng từ bên ngoài kéo vào trước ngực, một bàn tay nắm cú, một bàn tay xòe (cương đao), năm đầu ngón tay ép sát vào nhau và hướng thẳng lên trời (tượng trưng cho sự giao hòa của Trời – Đất tạo nên sức mạnh, khí chất của con nhà võ). Bàn tay nắm cú áp sát vào bàn tay xòe rồi kéo về thủ dưới ngực trái, nơi trái tim của người học võ (thể hiện tinh thần Võ Đạo, xuất phát từ trái tim và lương tâm trong sáng của người học võ), đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng về phía trước để chào (bái) Tổ Sư thể hiện sự cung kính của người học võ....

      Việc thể hiện cách chào, bái Tổ Sư nói trên xuất phát từ Truyền thống ngàn đời cao đẹp của dân tộc là “Tôn sư trọng đạo”, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân, các Tổ Sư võ, từ nền giáo dục “Luân thường đạo lý” về Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Cử...v...v của nền Võ học Việt Nam mà Tổ tiên ta đã đổ biết bao tâm huyết, trí tuệ và xương máu để tạo lập, bồi đắp góp phần tạo nên giá trị thiêng liêng, tinh hoa tuyệt diệu hình thành nên nhân cách, đạo hạnh sáng ngời khí tiết về Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín của con nhà võ nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tuy vậy, trong thực tế cũng có một số Môn phái, Võ phái thể hiện có phần khác hoặc lai tạp với một số môn võ nước ngoài (lấy cách thức chào (bái) Tổ Sư của võ Muay Thái, Bencatsilat của Indonesia hay võ Trung Quốc... biến tấu thành kiểu bái Tổ Sư của võ Dân tộc VN) làm cho nhiều người rất khó phân biệt dẫn đến nhầm lẫn, hiểu sai, thể hiện sai.

      Rất mong các bậc Võ sư cao niên, các Nhà nghiên cứu hiểu biết sâu sắc về nền Võ học dân tộc quan tâm chỉ giáo các thế hệ hậu bối, để võ Việt Nam được phát dương quang đại và ngày càng lớn mạnh, thống nhất, sớm vươn lên theo kịp các nước có nền Võ học tiên tiến trên Thế giới.

Tác giả: Ngô Đỗ Trường Long

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture