pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

Những bậc danh sư cung thủ ‘bách phát bách trúng’ hàng đầu trong lịch sử Việt Nam

06:47:1223/08/2019

Những bậc danh sư cung thủ ‘bách phát bách trúng’ hàng đầu trong lịch sử Việt Nam (kỳ thứ nhất)

      Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có rất nhiều bậc danh tướng và hoàng đế với tài nghệ võ thuật xuất quỷ nhập thần. Bên cạnh các vị sử dụng binh khí đánh ở cự ly gần thì đất Việt còn xuất sinh rất nhiều các dũng tướng với tài thiện xạ, bách phát bách trúng còn mãi lưu danh sử sách cho đến ngày hôm nay và mai sau, đó là: Phạm Ngũ Lão, Đinh Văn Tả, La Xuân Kiều, Nguyễn Quang Huy, Lý Văn Bưu, Đặng Xuân Phong...

  1. Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320)

      Những danh tướng hàng đầu của triều Trần có một con người mà đến cả Tiết chế Hưng Đạo Đại vương cũng phải nể phục đó là danh tướng Phạm Ngũ Lão. Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Vì mến tài năng và đức độ của ông nên Tiết chế Hưng Đạo Đại vương đã chiêu mô ông về dưới trướng của mình để phục vụ cho triều đình và cống hiến cho đất nước.

      Trải qua thời gian, Phạm Ngũ Lão ngày càng chứng tỏ tài năng và đức độ của mình một cách sâu sắc và tuyệt vời, không phụ lại tấm lòng của triều đình và Tiết chế Hưng Đạo Đại vương, ông đã rốt hết sức lực để phụng sự Tổ quốc và bảo vệ muôn dân, là một trong những nhân vật văn võ toàn tài nhất trong lịch sử Việt Nam. Quân Nguyên Mông cậy thế lớn mạnh ba lần bảy lược tấn công xâm lược Đại Việt và chúng đã nếm mùi của sự thất bại, góp phần đánh bại quân Nguyên Mông phải kể đến công lao to lớn của Phạm Ngũ Lão, ông nổi bật lên là một viên mãnh tướng bách chiến bách thắng với mưu lược và võ nghệ hơn người, đã thu phục nhân tâm và đánh bài các tướng lĩnh của quân thù mà ông từng chạm trán. Nơi nào ác chiến là đều có sự góp mặt của ông, ông luôn là người xông pha lên tuyến đầu để giết giặc mà làm gương cho ba quân. Để sánh võ nghệ với Phạm Ngũ Lão thời kỳ này chỉ có một mình Nguyễn Khoái là kỳ phùng địch thủ, chỉ có duy nhất hai viên mãnh tướng này của quân đội nhà Trần là có thể đơn đả độc đấu với hổ tướng Toa Đô của nhà Nguyên, một viên tướng nổi tiếng kiêu dũng thiện chiến với sức mạnh vô địch đã từng tung hoành hàng trăm trận chiến từ đông sang tây.

      Bên cạnh việc sở hữu võ nghệ tuyệt luân, ông còn nổi tiếng là một tay cung thủ trác tuyệt. Nhân gian có câu chuyện kể rằng, trước khi về dưới trướng của Trần Hưng Đạo, ông đã từng lên kinh ứng thí võ trạng nguyên nhưng không thành công. Nên Phạm Ngũ Lão đã bắn đứt giải cờ của vua với khoảng cách 100 bước (khoảng 166m), do điều này mà ông bị đuổi về quê đan sọt. Duyên lại đến với khi đang đan sọt giữa đường thì gặp ngay Trần Hưng Đạo đi ngang qua, thế là sau một hồi lâu đối đáp, ông đã lọt vào tầm nhắm của Trần Hưng Đạo và có cơ hội để thi triển tài năng và đức độ của mình để giúp ích cho nước, làm lợi cho dân. Theo sự ghi chép của sử sách thì khi Phạm Ngũ Lão về dưới trướng của Trần Hưng Đạo đã gặp gia tướng Nguyễn Địa Lô được coi là cung thủ giỏi nhất của Trần Hưng Đạo và ông đã xin thử sức. Lần này Phạm Ngũ Lão đã gây nên một bất ngờ nữa trước mặt Trần Hưng Đạo, thay vì bắn vào hồng tâm như đối thủ thì ông đã nhắm dải cờ lệnh đang bay để bắn và mũi tên đã trúng khiến dải cờ rơi xuống đất.

      Từ Ai Lao, Chiêm Thành cho đến Nguyên Mông đều phải khiếp sợ tài năng của ông, đối đầu với quân Nguyên Mông nhưng ông vẫn không mảy may sợ hãi. Quân Nguyên Mông với sở trường độc đáo là vừa cỡ ngựa vừa bắn cung, bắn phát nào trúng phát đó, từng làm cho các nước từ đông sang tây đều khiếp sợ. Nhưng khi đối mặt với Phạm Ngũ Lão thì tài bắn cung của họ cũng không thể sánh được với ông. Bên cạnh đó, ông và các vị tướng khác cũng đào tạo ra một đội quân chuyên bắn cung và nỏ có mũi tên tẩm thuốc độc đã gây nên nỗi khiếp sợ cho hàng vạn quân Nguyên Mông khi sang xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông khi hành quân qua Đại Việt, họ không thấy người ở đâu mà mũi tên bay vút từ mọi nơi về phía họ, có mũi tên xuyên qua cả hai đến ba người. Từ những điều này cho thấy kỹ năng và kỹ thuật sử dụng cung và nỏ của Đại Việt cũng thuộc dạng bậc nhất.

  1. Đinh Văn Tả (1602-1685)

      Thời Hậu Lê là một triều đại có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thời đại này cũng sản sinh ra rất nhiều bậc anh hùng kỳ tài từ văn đến võ, sau bao nhiều biến cố của thời cuộc đến đời vua Lê Trung Hưng võ học được triều đình quan tâm đầu tư trở lại rất nhiều, từ đó mà sản sinh ra nhiều danh tướng tài ba, trong đó có Đinh Văn Tả là một danh tướng thời Lê Trung Hưng. Đinh Văn Tả có tài năng bắn cung được coi là thiên hạ vô địch vào thời kỳ này, bên cạnh đó ông còn là một danh tướng anh dũng và tinh thông các loại binh khí khác. Theo sự ghi chép của sử sách, trong một buổi Đinh Văn Tả ra xem trường thi võ, thấy các thí sinh thi nhau trổ tài bắn cung, ông cười mà nói rằng: “Bọn họ là đồ vô năng, chỉ phí lương bổng của triều đình”. Quan trường thấy thế liền mời ông vào để thử tài. Đây là cơ hội để mình thi thố tài năng nên ông đã không từ chối mà thử sức liền, ông liền lấy cung và ngồi lên lưng ngựa vừa cỡi ngựa vừa bắn cung, bắn ra mười phát vào mười tấm bia khác nhau đang được người ở đằng sau di chuyển đi. Mười phát trúng cả mười. Tất cả những người có mặt ở đó đều ngạc nhiên với khả năng bắn cung xuất quỷ nhập thần của ông. Phát hiện được một nhân tài kiệt xuất như vậy, nên viên quan trường liền tâu lên chúa Trịnh Tráng, sau đó Đinh Văn Tả được phong làm chức Võ Giai, thường được cử cầm quân dẹp giặc, lập được nhiều chiến công hiển hách cho triều đình vua Lê – chúa Trịnh.

      Vì mến phục tài năng và đức độ của Đinh Văn Tả, cũng như sự cống hiến không biết mệt mỏi để phục vụ cho triều đình vua Lê – chúa Trịnh, nên triều đình luôn giao những trọng trách và chức vụ quan trọng cho ông nắm giữ. Điều này cho thấy được sự ân sủng đặc biệt của nhà Hậu Lê đối với vị danh tướng này. Chính Đinh Văn Tả là người đã thân chinh đem quân chấm dứt triều đại nhà Mạc ở Cao Bằng. Vì có nhiều công lao, Đinh Văn Tả được gia phong làm thượng tể, ban cho ruộng 300 mẫu. Ngày 4 tháng 5 âm lịch năm 1685, Đinh Văn Tả mất ở kinh đô Thăng Long, hưởng thọ 84 tuổi. Vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn đã đến viếng và ra lệnh cho Bộ Lễ về nguyên quán của ông để hộ tang, chôn cất theo nghi thức vương giả, ban thụy hiệu là Vũ Dũng. Ông được chôn cất ở quê nhà Hàm Giang (Cẩm Giàng, Hải Dương). Chúa Trịnh Căn đã tặng ông đôi câu đối:

Tiết việt quyền long triều túc tướng

Phiên toàn trách trọng quốc nguyên huân

 

Tác giả: Ngô Đỗ Trường Long (tên hiệu là Đường Long)

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture