pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

NỘI DUNG THIẾT YẾU CỦA VÕ - Y (Y - VÕ)

14:14:4505/03/2019

NỘI DUNG THIẾT YẾU CỦA VÕ - Y (Y - VÕ)

  (Trích dẫn trong Công trình sách Lịch sử Võ học Việt Nam – XB năm 2012)

 

    Y HỌC DÂN TỘC VÀ VÕ HỌC DÂN TỘC ĐƯỢC TỔ TIÊN TA ĐẶC BIỆT CHÚ TRỌNG, KẾT HỢP CHẶT CHẼ NGAY TỪ KHI HÌNH THÀNH NỀN VÕ HỌC VIỆT NAM.

 

    “Dạy và học Võ Thuật mà không biết về Y học cổ truyền sẽ tai hại rất lớn đến bản thân, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, trước đây hầu hết quý Thầy dạy Võ Thuật đều rất am hiểu về Y - Võ để dạy cho môn sinh cách phòng tránh các trọng huyệt, tử huyệt. Luyện võ để nâng cao thần khí, trí lực, sức khỏe. Cứu chữa, xử lý kịp thời khi học trò bị chấn thương trong tập luyện, thi đấu, nhất là bị đâm, đánh, đá trúng tử huyệt.

    Còn ngày nay không mấy coi trọng, nên nhiều trường hợp chết oan uổng hoặc để lại di chứng suốt đời do người Thầy thiếu hiểu biết về lĩnh vực Y – Võ”. Đây là thực tế kéo dài trong nhiều năm rất đáng báo động.

    Theo sách “Long úy bí thư” chép lại: Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, tuy Y học dân tộc còn truyền khẩu (truyền miệng), nhưng Tổ tiên ta đã biết dùng gừng, riềng làm thức ăn, gia vị và chữa bệnh, biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, biết nhuộm răng để bảo vệ răng và đã phát hiện hàng trăm loại quả, cây, cỏ có vị thuốc, như: Quả giun, sắn dây, hạt sen, trà, quế… Khi xã hội bắt đầu phát triển, con người biết gắn kết, trao đổi, hỗ tương lẫn nhau để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ, bệnh tật hoành hành, ngoại xâm đe dọa, thì Y học cổ truyền cũng từng bước được phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống, xử lý, điều chữa bệnh tật.

    Đến thời nhà Trần, Nho giáo bắt đầu đóng giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ đời sống con người, nhất là về đời sống tinh thần, gạt bỏ một số hủ tục, mê tín dị đoan, nên đã làm cho Y học có cơ hội sinh sôi nẩy nở. Trong giai đoạn này các lương y tận lực với nghề, tận tâm với người bệnh xuất hiện khá đông, nổi bật có đại danh y Tuệ Tĩnh (tên thật Nguyễn Bá Tĩnh) người huyện Cẩm Giàng (Hải Hưng) đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan, mà đi tu, chuyên sưu tầm cây thuốc, viết sách truyền bá Y học, điều chế thuốc chữa bệnh, cứu người. Bộ sách “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển, biên soạn trên 600 vị thuốc và gần 4000 bài thuốc quí hiếm để điều trị 180 chứng bệnh, trong 10 khoa lâm sàng, được coi là một “Công trình” vĩ đại xưa nay hiếm.

    Sách “Hồng Nghĩa giác tư y thư” tóm tắt phương pháp điều trị, như: xông, châm cứu, uống, thoa, nắn, ấn, day, bóp và công dụng của 630 vị thuốc, trong đó có gần 100 vị chuyên chữa trị các trường hợp gãy, nứt xương, bong gân, trật khớp, bị té, bị đánh, bị đâm trọng thương, bị ứ, tựu máu, bị điểm huyệt, thổ huyết… có liên quan trực tiếp đến quá trình tập luyện, chiến đấu của VCT. Những bài thuốc, phương lược này về sau các danh sư về y võ đã gia công học tập, nghiên cứu, sưu tầm đưa vào lĩnh vực y võ, để gia giảm, bổ cứu, chữa trị trong ngành võ và hoạt động thể chất rất công hiệu.

    Đại danh y Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu cao khẩu hiệu: “Nam dược trị Nam nhân” nhằm phổ biến y dược học một cách dễ hiểu, dễ làm để người dân có thể tự tìm cây thuốc để chữa và ngăn ngừa những bệnh thông thường. Ông còn tuyên truyền cách giữ gìn sức khỏe và tổng kết trong mấy vần thơ:

                         

                             Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

                             Thanh tâm, quá dục, thủ chân, luyện mình.

 

    Người đương thời và các đời sau luôn coi ông là vị “Thánh thuốc Nam”, là bậc đại thiện, đại nho, đại y và dược học.

    Đặc biệt, đến thời Hậu Lê, nền Y học cổ truyền dân tộc được các Vương triều coi trọng và phát triển khá nhanh, với nhiều tiến bộ đáng kể trong việc phòng ngừa, bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho nhân dân. Các tiêu thức, qui phạm khen thưởng, xử phạt về lĩnh vực Y học đã được thể chế hóa và đưa vào luật, trong đó bộ luật “Hồng Đứcqui định hết sức nghiêm ngặt việc hành nghề y, trừng phạt rất nặng những thầy thuốc kém y đức, vô trách nhiệm để người bệnh tử vong hoặc hành nghề y dưới dạng mê tín. Mở các kỳ thi tuyển lựa lương y giỏi, tổ chức giảng dạy ở Thái Y viện, đặt các Tế sinh dưỡng ở các địa phương chuyên lo chữa bệnh, phòng dịch cho dân.

    Trong thời kỳ này nhiều danh y lỗi lạc đã xuất hiện và đóng góp công đức lớn lao cho nền Y học dân tộc. Tiêu biểu có Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791), người làng Văn Xá (Hải Hưng) với biệt tài văn hay, võ giỏi (tương truyền ông có võ lực cực kỳ thâm hậu, tự nhấc người lên khỏi mặt đất và điều chữa một số bệnh bằng “chưởng lực” và “khí lực”). Nhưng ông từ bỏ con đường quan quyền, quyết chí đi sâu nghiên cứu Y học cổ truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm trong điều trị bệnh, cứu giúp bệnh nhân, bác bỏ quan niệm về “số mệnh”, tập trung viết sách lý luận gắn với thực tiễn về Y học, hướng dẫn cách phòng chống bệnh tật, tổng kết những kinh nghiệm về vệ sinh thường thức. Đặc biệt ông đã dày công nghiên cứu tổng hợp thành tựu của nền Y học cổ truyền phương Đông (lấy Học thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành làm định chuẩn) để vận dụng sáng tạo vào điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng và bệnh trạng ở nước ta, tổng kết hoàn chỉnh từ lý luận đến các phương pháp phòng, chữa bệnh thành bộ sách cực kỳ giá trị cổ kim “Hải Thượng Lãn Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 66 quyển.

    Về lĩnh vực thuốc, ông phát hiện thêm trên 300 vị và phân định ra gần 3000 bài thuốc quí hiếm, trong đó có nhiều vị chữa được một số bệnh nan y. Với những thành công này, ông đã đi khắp nơi để khuyến khích các đồng nghiệp và học trò của mình chú trọng tìm kiếm, sử dụng các vị thuốc hiện có trong nước để chữa bệnh, ông nói:

                                  

                                   Đau chóng đổ chày

                                   Là vì không biết chữa ngay kịp thời

                                   Thuốc thang sẵn có khắp nơi

                                   Trong vườn, ngoài ruộng, trên đồi, dưới sông

                                   Hàng ngàn thảo mộc, thú, trùng

                                   Thiếu gì thuốc bổ, thuốc công quanh mình.

 

    Ngoài ra, ông còn có công lớn trong việc nghiên cứu, chế biến nhiều vị thuốc, bài thuốc lẫn phương cách chủ trị nội thương, ngoại thương, tăng cường công lực, tự điều chữa một số bệnh thông thường, điều vận kinh lạc, khí lực, giải tỏa một số huyệt đạo bị thương tổn… cho các chiến binh đang chiến đấu bị thương tích hoặc căng thẳng thần kinh, mất sức lực.

    Tương truyền, về sau trong hệ thống đào tạo cao cấp, toàn diện của các trường Võ học ở Triều đình, cũng như một số trung tâm đào tạo Võ học ở các vùng, miền đều áp dụng triệt để các chuyên đề về Y - Võ - Dưỡng sinh thường thức của ông (ông xuất hiện đúng vào thời điểm nền Võ học đang định hình và phát triển) nhằm xây dựng thành một bộ môn quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Võ học, đó là Y - Võ (ngoài chuyên khoa điều chữa bệnh có dùng thuốc, ông còn đặc biệt chú trọng trị bệnh tật bằng phương pháp không dùng thuốc, như: châm cứu, ấn huyệt, xông hơi, án ma, truyền lực, khí công, xoa bóp…) để giúp xương cốt khỏe chắc, phòng chống các san chấn, gãy xương, trật khớp, bong gân, teo cơ trong quá trình tập luyện, điều chữa các trường hợp bị trúng đòn, trúng độc, trúng huyệt, nhất là tử huyệt khi giao đấu và có thể tự hóa giải, điều hòa cơ thể khi bị nội thương để tiếp tục chiến đấu.

     Sau này, nhiều học trò tâm truyền của ông khi nhìn thấy xu hướng có nhiều người bệnh quá “mê tín” thuốc Bắc, thuốc Tây coi nhẹ và không dùng thuốc Nam nên đưa ra cảnh báo: “Rồi đây, người Việt Nam ta sẽ chết trên đống thuốc khổng lồ ngay chính ở chung quanh mình”.

    Cùng với 2 ông, nhiều vị danh y khác, như: Nguyễn Chí Thành, Phạm Công Bản, Chu Xuân Lương, Đào Công Chính, Nguyễn Trực, Hoàng Đôn Hòa, Trịnh Đôn Phúc, Lê Đức Vọng, Nguyễn Hoành, Nguyễn Quang Tuân, Nguyễn Gia Phan, Lê Đức Huệ... cũng đã dày công nghiên cứu, kế thừa, đúc kết các thành tựu Y học cổ truyền gắn với Võ học dân tộc, viết sách truyền lại kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, sưu tầm các loại dược thảo quí hiếm để giúp đời, cứu người, không phân biệt bệnh nhân giàu hay nghèo, vua quan hay dân thường.

    Chỉ nói riêng về lĩnh vực Y - Võ, từ ngày lập quốc đến nay cũng đã có rất nhiều danh  y kiêm võ sư tài giỏi hoặc những người vừa dạy võ, vừa làm thuốc, chữa bệnh trên khắp mọi miền đất nước (kể cả những người ẩn danh) luôn đem hết tâm đức để truyền thụ cho môn đồ những phương cách sử dụng các bí quyết võ công, các thuật vận khí, định tâm, an thần, trị tạng, Thiền học, thuật nhu – cương, phương pháp tu luyện nội công, ngoại công… gắn kết với dùng thuốc, xông thuốc, bấm huyệt, châm cứu, day, nắn, bóp, truyền dẫn kinh lạc… theo phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các định lý về võ học. Trong đó có nhiều vị đã trở thành đại danh y lỗi lạc, nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần y đức, lưu lại tiếng thơm muôn đời, tiêu biểu có An Kì Sinh, Cao Lỗ, Thôi Vi, Trâu Canh, Vũ Bình, Nguyễn Đại Năng, Linh Không Thiền sư, Nguyễn Gia Phan, Hồng Ân… và nhiều danh y kiêm võ sư tâm huyết cả đời hành võ, chữa bệnh cứu người được nhân dân tôn kính.

    Các thế hệ gần đây về lĩnh vực Y - Võ còn có Lương y, Võ sư Hồ Triêm, Trương Trạch, Trần Đại Y, Diệp Trường Phát, Đinh Hề, Lâm Hữu Phong, Nguyễn Văn Mùa, Lê Văn Bái, Nguyễn Văn Hưởng, Đoàn Phong, Thầy Thích Huyền Ấn, Lý Xuân Tạo, Trương Thanh Đăng, Đoàn Tâm Ảnh, Từ Thiện, Tạ Đáng, Phạm Đình Trọng… và nhiều võ sư, lương y khác. Nhờ đó mà hầu hết những trường hợp bị té ngã, bị đánh trúng những nơi nguy hiểm (nội thương), bị các chứng trật đả, bị điểm (đánh) vào các huyệt đạo hoặc do khổ luyện quá sức, tập sai phương pháp dẫn đến tật bệnh đều được xử lý, cứu chữa kịp thời, đem lại sức khỏe cho người bệnh, nhất là giới võ, hạn chế tối đa những trường hợp tử vong hoặc giảm sút thể trạng trầm trọng dẫn đến chết yểu và để lại di chứng, tật nguyền suốt đời (CÒN TIẾP).

 

TB: Chính vì vậy, nên ngay sau khi thành lập Viện Võ học Việt Nam đã lập tức hình thành Trung tâm Phát triển Y – Võ và Dưỡng sinh Dân tộc để tập trung nghiên cứu, đúc kết, bảo tồn, biên soạn các Giáo trình về Y – Võ – Dưỡng sinh của Tổ tiên truyền lại, liên tục mở các Khóa đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức và các bí quyết, tuyệt kỹ, tinh hoa độc đáo chuyên sâu về phòng tránh, xử lý, cứu chữa chuyên ngành: Trật đả cốt khoa, chỉnh nắn xương khớp, cột sống. Tầm kinh giải cứu trọng huyệt, tử huyệt, thủ thuật cấp cứu trên Võ Đài. Kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt và thuật Dưỡng sinh giảm thiểu bệnh tật, tăng cường sức lực, kéo dài tuổi thọ…  

 

 

Tin cùng chuyên mục
picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture