pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

THANH “Ô LONG ĐAO” CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

11:18:4527/09/2019

THANH “Ô LONG ĐAO” CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

      Những ai đam mê võ thuật hoặc nghiên cứu về lịch sử Võ học của Dân tộc đều rất dễ nhận thấy một điểm chung là phần lớn các vị Hoàng Đế và các Đại võ tướng lừng danh thiên hạ, sức mạnh tuyệt luân của nước ta qua các thời đại trước đây đều yêu chuộng và sử dụng đại Đao một cách siêu phàm. Hoàng đế Quang Trung là một trong những bậc cao nhân tinh thông võ nghệ, tài giỏi binh cơ và thường sử dụng đại Đao khi xung trận, đã từng tiêu diệt nhiều danh tướng kỳ tài của đối phương. 

      Theo sử sách chép lại, cuộc đời binh nghiệp của vị Hoàng Đế bách chiến bách thắng  luôn gắn liền với thanh “Ô Long Đao” đầy huyền bí. Tương truyền: Thanh Ô Long Đao được chế với cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi Đao cũng bằng một loại kim khí màu đen, không có hào quang mà chỉ có khí lạnh. Thanh Ô Long Đao này đã cùng vua Quang Trung vào Nam ra Bắc và luôn bên cạnh Ngài trong những trận chiến khốc liệt nhất, như trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Ngài đã sử dụng thanh Ô Long Đao tả xung hữu đột, tiêu diệt nhiều tướng chỉ huy của giặc Xiêm. Năm Kỷ Dậu (1789) Ô Long Đao lại đánh tan nhiều danh tướng kỳ tài, độc hiểm của đại quân nhà Thanh xâm lược. 

      Theo sách “Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn: Ngay từ khi còn trai trẻ, Ngài rất đam mê nghiên cứu về Binh pháp, Võ công và thụ giáo nhiều bậc cao nhân uyên bác cả văn lẫn võ, trong đó có Đại sư phụ Trương Văn Hiến – Tên thường gọi Thầy giáo Hiến (ở Làng An Thái, nay thuộc xã Nhơn Phúc, An Nhơn, Bình Định) và Đại sư phụ Đinh Văn Nhưng – Tên thường gọi Ông Chảng ngang Thiên (ở Làng Bằng Châu, nay thuộc P. Đập Đá, An Nhơn, Bình Định). Đây là những vị Thầy lỗi lạc học cao, hiểu rộng thông giỏi Thiên văn, Địa lý, Binh pháp, Võ lược đã giúp Ngài gây dựng cơ đồ, thu phục hiền tài, góp phần làm nên nghiệp lớn và lãnh đạo đất nước hùng cường, hưng thịnh, kẻ thù khiếp sợ.

      Tương truyền: với thân hình cao lớn, nhanh nhẹn, dũng mãnh với khí tiết con nhà võ và sức mạnh phi thường, nội lực thâm hậu, nên ngoài việc sử dụng đại Đao, Ngài còn sử dụng một số chiến khí thần diệu độc đáo khác để phù hợp với từng cục diện trận chiến, từng địa hình, địa vật (Chiến đấu trên lưng Ngựa, trên chiến thuyền, sông nước, đầm lầy...). Sau này Đại Đô đốc Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Đặng Văn Long và các danh tướng dạn dày trận mạc khác của Nhà Tây Sơn cũng có biệt tài sử dụng đại Đao từng làm cho quân thù hồn phiêu phách lạc.

Tác giả: Ngô Đỗ Trường Long

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture