pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

BÀI THAM LUẬN CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM TẠI HỘI THẢO CỦA LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

21:19:1706/08/2023

BÀI THAM LUẬN CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN VÕ HỌC VIỆT NAM

TẠI HỘI THẢO CỦA LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VỀ ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

(Tổ chức ngày 3 - 4/8/2023 tại TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định)

      Nước ta vô cùng vinh dự là 1 trong số rất ít Quốc gia trên Thế giới có Nền Võ học vĩ đại, lâu đời cùng song hành với Nền Văn học uyên bác, góp phần hùn đúc nên Lịch sử Văn hóa bất diệt, gắn liền với Lịch sử dựng nước, giữ nước, chiến đấu chống ngoại xâm của Dân tộc. Nền Võ học bao gồm: Cội nguồn, truyền thống, lịch sử, các tinh hoa, bí quyết, tuyệt kỹ Võ công và hệ thống liên hoàn từ Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Thuật, Võ Cử, Võ Y, Võ Nhạc, Võ Miếu… 

     Nhưng do chiến tranh triền miên, kẻ thù hủy hoại và để quá lâu không bảo tồn, khôi phục nên đã mai một, tan biến, mất gốc quá lớn. Trong nhiều năm qua, chúng tôi cùng nhiều nhà nghiên cứu, Võ sư tâm huyết các tổ chức Võ học, Võ thuật đã tập trung nghiên cứu, sưu tầm, đúc kết, phục dựng các bài quyền, bài binh khí, biên soạn sách sử Võ học, bảo tồn, tôn vinh, đào tạo, quảng bá, phát triển Lịch sử Võ học nói chung và Võ cổ truyền Dân tộc nói riêng. Đồng thời gửi hàng trăm Tâm thư, Văn bản, Đề án, Giáo trình, kiến nghị lên quý vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ Ngành hữu quan trình bày thực trạng và kính mong sớm được gìn giữ, chấn hưng lại cơ đồ Võ học Dân tộc hùng mạnh, góp phần làm vẻ vang đất nước, bạn bè Quốc tế quý trọng, ngưỡng mộ.

Tiết mục biểu diễn võ cổ truyền chào mừng Hội thảo    

Là người cống hiến trọn vẹn, lâu năm trong Ngành Văn hóa, Thể thao, Võ Dân tộc, tôi rất lưu tâm và đánh giá cao việc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tồ chức Hội thảo bàn về các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2030. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng, thiết thực mở ra triển vọng mạnh mẽ cho sự phát triển Võ học Việt Nam nói chung, Võ cổ truyền Dân tộc nói riêng, quyết đi đúng đường hướng của Đảng, truyền thống của Dân tộc, nguyện vọng của nhân dân, của những người hoạt động Võ Việt Nam chân chính trong và ngoài nước.

TS. Phạm Đình Phong - Viện Nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam trình bày ý kiến tại Hội thảo      

Vì thời gian có hạn, tôi xin phép không nêu các thực trạng, chỉ tập trung đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trọng yếu, cấp thiết vừa trước mắt vừa lâu dài để ĐẤY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.

   1/ Kính đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) sớm tổ chức cuộc họp với các Bộ Ngành hữu quan, UBND TP. Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Quảng bá Võ học Việt Nam… để triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ ban hành tại 2 Văn bản số 8363, ngày 10/8/2017 và 931, ngày 25/1/2018 (mới đây ngày 3/11/2022 và ngày 21/11/2022về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Chủ tịch Nước) về việc giao Bộ VHTTDL chủ trì triển khai thực hiện nghiên cứu, báo tồn, tôn vinh, đào tạo, phục hưng Võ học Dân tộc.

    Trong đó tập trung nghiên cứu phục dựng lại ngôi Võ Miếu của Thủ đô Hà Nội đã bị quân Pháp phá hủy khi chiếm Thành Hà Nội để có nơi thờ phụng các vị Võ tướng, Võ quan, Anh hùng, Hào kiệt, Danh nhân Võ học qua các Triều đại có công lớn với đất nước. Đồng thời để nhân dân và du khách tham quan, chiêm ngưỡng. Như vậy, Hà Nội sẽ có đầy đủ thiết chế VĂN MIẾU, VÕ MIẾU xứng đáng Thủ đô ngàn năm Văn hiến lẫy lừng Võ công.

    Công nhận Võ học Dân tộc là "Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia". Đồng thời lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa đại diện của nhân loại" tương tự như một số nước có Nền Võ học tiên tiến để nâng cao vị thế nước ta trên trường Quốc Tế.

   2/ Kính đề nghị Bộ VHTTDL quan tâm chỉ đạo các Cơ quan chức năng và đệ trình Chính phủ về việc sớm đưa môn Võ Dân tộc vào SEA Games (vì trước đây Indonesia, Philippines khi đăng cai tổ chức SEA Games đầu tiên đã đưa được môn Võ Dân tộc của mình vào sân chơi thể thao ĐNÁ. Đặc biệt, mới đây nước láng giềng Campuchia đã đưa cả 2 môn Võ Dân tộc. Trong khi nước ta đã đăng cai tổ chức đến 2 kỳ SEA Games mà vẫn chưa đưa vào được (vì nếu không vào được SEA Games thì mãi mãi chỉ hoạt động phong trào, không vươn ra "biển lớn" được và đến bao giờ mới có mặt ở ASIAS, OLYMPIC như các nước).

   3/ Kính đề nghị Bộ VHTTDL, Cục TDTT và các Bộ Ngành chức năng quan tâm chỉ đạo các Cơ quan, Viện Nghiên cứu, các tổ chức Võ học, Võ thuật …xây dựng các quy chuẩn, Đề án, Chương trình, Giáo trình… sớm thống nhất cả hệ thống Võ Việt Nam trong phạm vi toàn quốc theo đúng truyền thống, lịch sử của Dân tộc và thông lệ Quốc Tế để vừa bảo tồn, tự hào, phát huy, lưu truyền cho con cháu muôn đời sau khỏi bị hoà tan, mất gốc, vừa xây dựng lộ trình để nâng cao vai trò, vị thế, tâm vóc và nhanh chóng hội nhập Quốc Tế sâu rộng, từng bước vươn lên ngang tầm các nước có nền Võ học tiên tiến trên Thế giới. Trước hết đuổi kịp và vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia…

   4/ Kính đề nghị Bộ VHTTDL, Cục TDTT xây dựng Đề án trình Chính phủ cho phép hình thành các Đội tuyển Võ Dân tộc và cấp kinh phí tập luyện quanh năm tương tự như các Đội tuyển Võ ngoại: Teakwondo, Karatedo, Bencat Silat…để vừa nâng cao trình độ đỉnh cao, vừa làm nhiệm vụ thi đấu Quốc tế. Đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để bước lên sân chơi chuyên nghiệp SEA Games và cao hơn sẽ nhanh chóng tiếp cận, thích nghi.

     Ngoài ra, đề từng bước vươn lên hoàn thiện về mọi mặt cần phải có nhiều giải pháp căn cơ, đồng bộ mang tầm chiến lược lâu dài, bền vững. Trong đó kính đề nghị với Chính phủ, các Bộ Ngành hữu trách quan tâm bạn hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, các nhà thi đấu, các Trung tâm, Viện nghiên cứu, đào tạo, nhà bảo tồn, bảo tàng mang tầm Quốc gia và Quốc tế… v…v.

     Tại diễn đàn này, tôi xin đại diện Viện Võ học Việt Nam chân thành mong muốn quý vị Lãnh đạo, Võ sư, nhà nghiên cứu và các Liên đoàn, Tổng hội, Hiệp hội, Môn phái trong và ngoài nước cùng nhau ĐOÀN KẾT chung sức xây dựng Nền Võ học Việt Nam nói chung và Võ cổ truyền Dân tộc nói riêng hùng mạnh, rộng lớn sớm sánh vai với các cường quốc Võ học trên Thế giới và lưu truyền cho con cháu muôn đời sau tự hào, hãnh diện, tiếp nối.

     Đặc biệt, mong muốn hợp tác, phối hợp với Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và các tổ chức Võ thuật tạo nên sức mạnh tổng hợp, sớm đưa sự nghiệp Võ học của đất nước đến vinh quang, góp phần xây dựng thành công Nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc Dân tộc, theo chủ trương của Đảng, của Nhà nước.

 PHẠM ĐÌNH PHONG = Kỷ Lục Gia Thế Giới về công trình Lịch sử Võ học. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC LÃNH ĐẠO PHÁT BIỂU TẠI HỘI THẢO

TS. Nguyễn Thị Phương Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTT&DL) phát biểu tại Hội thảo

 Ông Bùi Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở VHTT Bình Định tham gia ý kiến tại Hội thảo

Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt phát biểu tại Hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang phát biểu chào mừng tại Hội thảo

Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh trình bày kết quả bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture