pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

ĐẠI LÃO VÕ SƯ TÂN TẠO – HIỆN THÂN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRÊN CON ĐƯỜNG VÕ HỌC

21:24:0123/08/2020

Bình Định luôn luôn gợi lên trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam một cách sâu sắc về một vùng đất giàu truyền thống thượng võ với hồn thiên sông núi đã kiến tạo nên khí chất anh hùng bất khuất, kiên cường được rèn luyện từ trong gian khó. Vùng đất mà có biết bao nhiêu anh tài đã làm nên biết bao nhiêu lịch sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong đó, không thể không nói đến công lao đóng góp của một người con Miền đất võ có nhiều công sức góp phần vào sự nghiệp võ cổ truyền Bình Định -  đó là Đại Lão Võ Sư Tân Tạo với tên thường gọi là ông Năm Tạo.

Bình Định luôn luôn gợi lên trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam một cách sâu sắc về một vùng đất giàu truyền thống thượng võ với hồn thiên sông núi đã kiến tạo nên khí chất anh hùng bất khuất, kiên cường được rèn luyện từ trong gian khó. Vùng đất mà có biết bao nhiêu anh tài đã làm nên biết bao nhiêu lịch sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong đó, không thể không nói đến công lao đóng góp của một người con Miền đất võ có nhiều công sức góp phần vào sự nghiệp võ cổ truyền Bình Định -  đó là Đại Lão Võ Sư Tân Tạo với tên thường gọi là ông Năm Tạo.

Đại Lão Võ Sư Tân Tạo với võ danh Năm Tạo, ông là một trong những người có công bảo tồn, kế thừa võ cổ truyền Việt Nam. Ông sinh năm 1933, quê quán tại thôn Háo Nghĩa, xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, là một người con của vùng đất thượng võ cho nên khi đặt chân đến nơi đâu thì ông cũng truyền lửa võ học đến những nơi mà ông đến. Cuộc đời ông gắn liền với võ học từ năm 1945, tại Tây Sơn - Bình Định, là học trò của các vị Võ sư nổi tiếng như Xã Nung, Năm Củng, Tám Thự, Hương Kiểm Đào, Hồ Ngạnh (tên thật là Hồ Nhu, hay còn gọi là Ông Chín) - Quý thầy kể trên, nguyên quán đều ở thôn Háo Nghĩa, xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Với ông, trong cuộc đời võ thì vị Sư phụ mang tên Hồ Ngạnh là người đặc biệt nhất đối với ông, người đã truyền đến cho ông rất nhiều thứ, trong đó có tư tưởng văn võ song toàn và đường roi chân truyền – “Roi Thuận Truyền – Quyền An Vinh”.

Sau những năm khổ luyện võ học, tu luyện võ đạo, kế thừa tinh hoa võ thuật tại quê nhà. Với cuộc sống mưu sinh ông rời xa quê cha đất mẹ để đến những vùng đất mới, dù đi đâu cũng phải chọn một điểm dừng cho mình, nên ông đã chọn thị xã Kon Tum (cũ) làm nơi dừng chân của mình, tại đây Võ đường Năm Tạo được ra đời vào năm 1959 để truyền dạy và gìn giữ võ học dân tộc cho hậu thế.

Bao nhiêu năm tâm huyết với võ học dân tộc nhưng phải mãi đến ngày 11 tháng 9 năm 1973, Tổng cục Quyền thuật Việt Nam của chế độ Sài Gòn cũ đã cấp bằng võ sư và chứng minh võ sư cho Đại Lão Võ sư Tân Tạo, đến lúc này ông cũng đã ngoài 40 tuổi. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, phong trào võ thuật trên cả nước cũng chưa được phát triển nhiều, lúc này Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng chưa được thành lập. Ông trở thành một trong những Ủy viên CLB Võ thuật cổ truyền tỉnh Gia Lai – Kon Tum vào năm 1979. Với nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau và được nhà nước tặng nhiều giấy khen và bằng khen lao động tiên tiến. Đến năm 1985, vì gặp nhiều điều khó khăn trong vấn đề cuộc sống nên Đại Lão Võ sư đã xin nghỉ việc và về làm nông tại địa danh cây số 9, thôn Thanh Trung, xã Vinh Quang, thị xã Kon Tum (cũ), tỉnh Kon Tum để tập trung toàn bộ tâm huyết vào con đường võ học và phát triển võ học.

Lúc này, ông vừa dạy võ vừa làm y, với ông thì của Đông y và Tây y đều tinh thông cả. Kể từ sau đổi mới, đất nước dần dần bước qua những thời gian khó khăn, lúc này các cấp chính quyền cũng bắt đầu để tâm đến võ học dân tộc. Chính vì vậy mà vào ngày 19 tháng 08 năm 1991 Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thành lập, cũng vào thời khắc đó, Đại Lão Võ sư Tân Tạo với tài năng và đức độ của mình đã tạo nên niềm tin tưởng cho giới võ cổ truyền Việt Nam đề cử ông là ủy viên Ban Chấp hành Liên Đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam vào tháng 8 năm 1991. Sau đó ông đã đoạt các giải lớn trong các hội diễn thi đấu võ như đạt giải nhất nội dung biểu diễn võ thuật cổ truyền Việt Nam, tỉnh Gia Lai – Kon Tum và đạt huy chương vàng cá nhân toàn quốc tại Hà Nội ngày 25 tháng 8 năm 1991 nhờ thi triển hai võ công là Thất bộ quyền và Đoản côn giành lấy huy chương vàng ở tuổi 58.

Tiếp đó, ông tốt nghiệp khóa I trọng tài giám định cấp quốc gia, tại Quy Nhơn – Bình Định vào tháng 11 năm 1992. Hội thảo Võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất toàn quốc được tổ chức tại khu du lịch Đầm Sen – HCM năm 1993. Ông thuộc về thế hệ đầu của những ngày xây dựng liên đoàn, ông đã góp phần thúc đẩy phong trào võ thuật ở khu vực Tây Nguyên, tiêu biểu là Võ đường Năm Tạo đã cùng với các võ sư Tây Nguyên đào tạo nhiều thế hệ môn sinh tranh tài và đạt được nhiều thành tích tiêu biểu trong các kỳ thi như đạt giải nhất toàn đoàn năm 1990, giải ba toàn đoàn năm 1991, giải ba toàn đoàn năm 1993 về võ thuật tại Kon Tum.

Ông đã được các ngành các cấp biểu dương khen thưởng thành tích đóng góp xuất sắc, trong sự nghiệp võ học và đào tạo nhiều thế hệ môn sinh đạt thành tích xuất sắc trong các hội thi hội diễn của khu vực và toàn quốc. Sở Văn Hóa, Thông Tin và Thể Thao tỉnh Kon Tum cấp giấy khen: Võ đường Năm Tạo đã có thành tích đóng góp xuất sắc, vì sự nghiệp thể dục, thể thao. Ký ngày 27 tháng 3 năm 1996. Sở Văn Hóa, Thông Tin và Thể Thao tỉnh Kon Tum cấp giấy khen Đoàn Võ đường Năm Tạo đã có thành tích thi đấu trong đợt đấu võ đài, chào mừng đại hội tỉnh Đảng bộ Kon Tum, lần thứ XI. Chủ nhiệm CLB Võ thuật cổ truyền thị xã Kon Tum, từ tháng 4 năm 1996, do Quyết định số 52/UB ngày 01 tháng 4 năm 1996. Ông được Ủy ban tỉnh Kon Tum tặng bằng khen số 02/02 vào ngày 10 tháng 4 năm 1996 và ông lãnh đạo CLB võ thuật thị xã Kon Tum, có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển thể dục, thể thao trong những năm qua. Đó là một trong những niềm động lực rất lớn cổ vũ tinh thần cho ông. Năm 1996, cũng là lúc giải Võ cổ truyền khu vực Tây Nguyên tổ chức vào tháng 4-5 năm 1996 tại Pleiku, tại giải đấu này Đại Lão Võ sư đã đạt huy chương vàng cá nhân. Không dừng lại ở đó, với tinh thần giao lưu võ học và muốn kết bạn giao hữu với các võ sư của các phái bạn trên toàn quốc, nên ông đã lặn lội từ Kon Tum để đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào tháng 9 năm 1996 để tham dự Hội thi các môn thể thao dân tộc toàn quốc lần thứ nhất vào ông cũng đạt huy chương vàng nội dung cá nhân toàn quốc, khiến cho các phái bạn kính nể vì lúc này ông đã ngoài 60 tuổi. Đến năm 1997, ông lại một lần nữa sắp xếp hành lý lên đường về tỉnh Quảng Ngãi tham dự quốc giải võ thuật cổ truyền toàn quốc và đạt huy chương đồng nội dung cá nhân. Sau những năm tháng vào Nam ra Bắc để góp chút công sức cho nền võ học dân tộc, ông cũng đã thi đạt và được cấp bằng võ sư cấp 18 quốc gia vào tháng 10 năm 1998 (thi lần thứ hai sau năm 1975).

Năm 2001 Đại Lão Võ sư Tân Tạo đã được Chủ nhiệm Ủy ban thể dục, thể thao Việt Nam, ký và tặng kỷ niệm chương, vì sự nghiệp thể dục, thể thao đã có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam. Tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt nam, tại thủ đô hà Nội năm 2002. Được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp bằng khen: Lão Võ sư Năm Tạo tỉnh Kon Tum. Vì đã xuất sắc trong những năm qua (từ năm 2001 đến 2006), do Quyết định số 01/CPKT, bằng khen số 12 ký ngày 24 tháng 01 năm 2007. Kết thúc những năm tháng hoạt động võ học trên quy mô lớn và ông đã mãn nhiệm kỳ Ủy viên Ban Chấp hành Liên Đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tháng 01 năm 2007. Sang năm 2008, ông và gia đình rời về thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai để truyền tiếp niềm cảm hứng và động lực võ học cho hậu thế nơi phố núi này.

Vào ngày 22 tháng 07 năm 2020, Đại Lão Võ sư Năm Tạo được Viện Võ học Việt Nam Trao tặng bằng vinh danh Danh nhân Võ học đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp bảo tồn, truyền bá, góp phần làm rạng danh truyền thống Võ học Việt Nam.

Ngô Đỗ Trường Long

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture