pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

THIẾU LÂM NAM SƠN PHÁI TRÊN ĐẤT CỐ ĐÔ

14:56:2128/01/2019

Vào đầu thế kỷ thứ VII sau công nguyên, có vị Thiền sư Phật giáo từ Trung Hoa đến Việt Nam truyền Đạo. Kể từ đó môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn đã được vị Thiền sư truyền vào Việt Nam ta. Tổ sư của môn phái là ngài Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Truyền nhân của môn phái là cố đại Lão võ sư Trương Cảnh (1935 – 1990) là người đã có công thay đổi, chấn chỉnh đem lại tinh hoa cho môn phái. Những tinh túy của võ học do vậy vẫn được tiếp tục truyền từ đời này sang đời khác.


Cố đại Lão võ sư Trương Cảnh, biệt hiệu là Kim Long, sinh năm 1935 ở Nam Tây, Gio Sơn, xã Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống võ thuật: Ông Nội là Trương Dung giỏi võ và thuật khinh công, Ông Chú ruột là Linh mục Trương Đình cũng giỏi võ thuật. Ông từng là võ sư của Liên đoàn Quyền Thuật và Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam dưới thời chế độ cũ.
Năm 1948, Ông theo học võ Thầy cụt (cụt một chân, phái Hắc hổ) tại vùng núi tỉnh Quảng Trị, Ông siêng năng luyện võ và trau dồi đạo đức. Với bản tính khiêm tốn, ham học, Cố đại Lão võ sư đã có nhân duyên trao đổi tinh hoa võ thuật với nhiều cao nhân đến từ nhiều Phái võ khác nhau . . . Cố đại Lão võ sư cũng là một trong những Cao đồ của 2 Môn phái lớn ở vùng đất Cố đô Huế thời bấy giờ là Trưởng tràng Thiếu Lâm Bạch Hổ Sơn Quân Phái, Chưởng môn đời thứ 16 Thiếu Lâm Bắc Phái Thiên Mục Sơn.
Tháng 06/1972 Ông đặt bảng và mở võ đường Chí Linh ở Thành phố Huế cùng với Võ sư Hà Xuân Hùng, Chưởng môn đời thứ 15 của Thiếu Lâm Bắc Phái Thiên Mục Sơn. Võ đường đã thu hút hàng ngàn lượt thanh niên học sinh sinh viên trên đất Cố đô đến luyện tập, tạo được tiếng vang lớn thời kỳ đầu Chấn hung nền Võ cổ truyền. Sau 1975, Ông tiếp tục truyền bá võ thuật tại tư gia số 54 Trần Phú, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
Năm 1980, Ông chính thức công bố và sáng lập phái Võ cổ truyền Thiếu Lâm Nam Sơn (thành lập Nam Sơn, ngoài hệ Nam Phái, cũng có ý nghĩa một phần vì quê quán Gio Sơn, sống vùng phía Núi Nam gần núi Cồn tiên, Quảng Trị), và mở võ đường tại Trường Randa - đường Trần Cao Vân (nay là trường Lê Quý Đôn, phường Phú Hội, thành phố Huế; và tiếp sau là Võ đường Trường THPT Hai Bà Trưng . . . Với sự dẫn dắt của Ông, môn phái đã phát triển mạnh về số lượng môn sinh cũng như chất lượng, đã đào tạo ra hàng chục ngàn môn sinh, huấn luyện viên nhiều thế hệ trên khắp cả nước. Môn phái đã tham gia nhiều hội diễn thể thao cấp tỉnh thành, khu vực và quốc gia với các tiết mục biểu diễn quyền, côn, kiếm, . . . , thi đấu võ đài đạt nhiều huy chương vàng bạc đồng các loại. Môn phái đã đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền của tỉnh TT – Huế và nước nhà. Các đệ tử thành danh ngoài đời của Cố đại Lão Đại võ sư là:
- Lão võ sư Nguyễn Dung – Phó chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế
- Võ sư Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

Võ Sư Lê Bửu Hiệp

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture