pic_top pic_top1 pic_top3 pic_top4

"Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới ***** Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****Người Việt Nam hãy tự hào, tôn vinh, ưu tiên học võ Việt Nam ***** Vì nền Võ học Dân tộc hùng mạnh, xứng tầm Lịch sử, vươn xa Thế giới *****"

VÀI NÉT VỀ SƯ TRƯỞNG TRƯƠNG THANH ĐĂNG

18:16:5602/01/2019

VÀI NÉT VỀ SƯ TRƯỞNG TRƯƠNG THANH ĐĂNG

 Sư trưởng tên thật là TRƯƠNG THANH ĐĂNG (tự là Bảy Đăng ) sinh năm 1895 Gốc người Miền Trung, trong 1 gia đình dòng dõi nho giáo và có truyền thống võ quan thời xưa.

 

THỜI KỲ HỌC VÕ BÌNH ĐỊNH:

Từ thuở nhỏ Sư trưởng rất có năng khiếu về võ thuật, đến năm 14 tuổi được gia đình cho ra Bình Định học võ. Đầu tiên Người thọ giáo với 1vị danh sư tên là Trương Trạch ( Cử Nhân võ thời bấy giờ ). Vị Thầy đầu tiên này đã truyền thụ cho Sư trưởng Thập Bát Ban Võ Nghệ. Sau đó Người được 2 người Thầy truyền thụ võ công cho Người đó là : Ông Hai Cụt ở làng Cẩm Thượng và Ông Nguyễn Văn Cát ( tự là Ba Cát ) ở An Nhơn. Hai vị Sư phụ này thấy Sư trưởng có năng khiếu nên chỉ dạy rất tận tâm.

Sau 1 thời gian dài luyện tập Sư trưởng còn lưu lại ở 2 làng An Vinh và An Thái ( nằm ở 2 bên bờ sông Kôn ) với câu: “Trai An Thái, Gái An Vinh”. Người ở lại đây để luyện tập thêm 1 thời gian nữa. Bấy giờ Sư trưởng đã 29 tuổi , ròng rã 15 năm khổ luyện với biết bao khổ cực, thiếu thốn (vì thời bấy giờ thực dân Pháp cấm người An Nam tập võ nên việc luyện tập phải lén lút). Dù vậy, nhưng Sư trưởng cũng không ngại khó khăn để theo các bậc thầy xứ võ vào những chỗ hoang vắng như trong rừng, trong nhà vào ban đêm ….

Vì biết tình thế lúc bấy giờ các Thầy chú trọng đặc biệt đến nền tảng căn bản của võ học sau này nên đã đặc biệt truyền thụ lại cho Sư trưởng “Bát Quái Chân Quyền” (Bộ chân Bát Quái) vì thế người phải học tập và rèn luyện trải qua 3 năm nữa trước khi đi sâu vào con đường võ học. Đó cũng là sự thử thách của các vị Thầy để tìm hiểu ý chí của đệ tử mình và cũng để giữ vững chắc nền tảng của võ học cổ truyền Việt Nam sau này (Sư Trưởng đã phát triển và sắp xếp lại theo ý mình nhằm truyền thụ cho học trò mình sau này dễ hiểu, dễ nhớ hơn).

   Ngoài sự khổ luyện với các bậc thầy, Sư trưởng còn giao lưu với các bậc thầy khác như : Mười Dậu, Xã Búp, Hai Cửu, Đoàn Phong, Năm Tường …. Nhằm trao đổi học hỏi thêm những kinh nghiệm để bổ túc cho những chỗ còn khiếm khuyết của mình (nhắc về Đại danh sư Đoàn Phong, Sư trưởng thường kể cho môn sinh mình nghe về tài nghệ sử dụng ngọn Roi của ông. “Ông đứng thong thả phì phà điếu thuốc, cây Roi dựng đứng sau lưng, trong khi đối thủ đã chuẩn bị sẳn sàng thế mà vẫn bị thất bại thảm hại trước ngọn Roi của ông, ông bay lên và điểm mũi Roi vào cổ đối phương”).

 

THỜI KỲ HỌC VÕ THIẾU LÂM:

 Sau khi hoàn tất sở học võ cổ truyền dân tộc của mình, Sư trưởng gặp được một vị cao thủ của Chùa Thiếu Lâm: Ông Lưu Vĩnh Phúc ở Miền Bắc, Người theo vị Sư Phụ này thọ giáo được 7 năm, kế đó Người trở về Phan Thiết và gặp được 1 vị sư phụ nữa người Phúc Kiến cũng là môn đồ của Chùa Thiếu Lâm đã truyền thụ cho Người môn công phu phóng ám khí (phi tiêu), tiếp đó Người thọ giáo 1 vị Sư Phụ nữa người gốc Hẹ cũng là môn đồ của Chùa Thiếu Lâm. Ở vị thầy này Sư trưởng học được bài quyền “ Tứ Môn Chương” và sợi dây xích sắt “Cửu Liên Hoàn”. Lúc bấy giờ Sư trưởng đã trải qua gần 30 năm luyện tập công phu và còn được Ngoại tổ của Người truyền thụ thêm kinh nghiệm và tâm lý chiến đấu (vì khi xưa Ngọai tổ của Người là quan võ chuyên dạy cho những người đi thi Võ cử).

 

THỜI KỲ XUẤT SƯ:

 Sau gần 30 năm luyện tập võ công, Sư trưởng mới bắt đầu thu nạp đệ tử và mở lớp dạy võ tại Phan Thiết, tại đậy Người thu nạp đệ tử rất hạn chế và chọn lọc để đào tạo và trong thời gian lưu lại đây khoảng 5 năm. Sau đó, vì Thực dân Pháp đàn áp và cấm đoán những người An Nam tập võ nên Sư trưởng phải lánh nạn vào Sài Gòn, ban ngày Người phải đi làm Công sở, tối về nhà mở lớp dạy võ (Đó là từ những năm 1930 và trở về sau này).

Đến năm 1964, Chính quyền Sài Gòn lập nên “Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam”, Người tham gia và được cấp chứng minh thư Võ Sư , từ đó chính thức được phép mở võ đường dạy công khai và võ đường SA LONG CƯƠNG chính thức ra đời tại số 147/43 Đường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1, Sài Gòn (nay là Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Vì sao Sư trưởng đặt tên võ đường là SA LONG CƯƠNG? Nguời giảng giải “SA” có nghĩa là cát, võ học thì bao la như cát ở sa mạc vậy. Người ví mình như là hạt cát giữa sa mạc mênh mông vậy; “LONG” có nghĩa là Rồng, mà dân tộc Việt Nam thuộc nòi giống Con Rồng Cháu Tiên. Do đó chữ Long có nghĩa là võ của dân tộc Việt Nam; “ CƯƠNG” có nghĩa là cái đồi. Vậy SA LONG CƯƠNG là con Rồng nằm trên đồi cát “ với tính cách khiêm nhường Sư trưởng ví mình như con rồng nằm trên đồi cát” và xem mình cũng chỉ là hạt cát trên sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mà thôi. Người cũng thường nhắc nhở học trò mình “hãy cẩn trọng kẻo để cát văng vào mắt là khó chịu lắm đấy”. Cũng từ đó học trò của Người ngày càng đông, phần lớn là những người có địa vị thành đạt trong xã hội.

Ngày nay môn phái SA LONG CƯƠNG phát triển rộng lớn có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Các đệ tử của Người đã đem võ của dân tộc Việt Nam truyền bá rộng rãi làm rạng rỡ nước nhà và để lại cho nhiều thế hệ khi nhắc đến tên  Người  với tấm lòng  đầy  kính  phục.

Vì sao Sư trưởng thành lập Võ đường? Người nói: “Ra dạy vì thấy ai ai cũng dạy võ Thiếu Lâm, võ Đại Hàn, võ Nhật Bản còn võ cổ truyền Việt Nam người ta lờ đi … vô tình hay cố ý ? ! vùi lấp võ dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa.

Vì muốn cho võ thuật của người Việt Nam còn tồn tại mãi mãi về sau nên mới mạnh dạn đem sở học của mình ra phổ biến lại những cái gì hay của  Tiền Nhân ta khi xưa đã oanh liệt bình Nguyên, đánh Tống, phạt Chiêm giữ gìn bờ cõi quê hương đất nước.

  Vì những tấm gương cao cả ấy, Sư trưởng mặc dầu không bằng được người xưa… nhưng cũng góp phần lưu lại phần nào tinh hoa Võ học của dân tộc Vịêt Nam.

Vào ngày 03 tháng 08 năm Ất Sửu, Người đã đi xa trong nỗi niềm thương tiếc vô hạn của hàng ngàn đệ tử. Sự ra đi của Người là một mất mát lớn lao của nền Võ học Việt Nam, một cây đại thụ của làng võ cổ truyền Bình Định.

Linh cửu của Người được an táng tại Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

 

                                                                                   VÕ SƯ NGUYỄN PHI LONG

 Hình ảnh:

 

 

   

 

 

picture

Tiến sĩ Võ học

Phạm Đình Phong

Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Quản Trị

picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture
picture